Hiệu quả kinh tế
-
Nhờ chuyển sang nuôi gà tự động hóa, nhiều hộ nông dân ở xã Khánh Bình, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đã phát huy hiệu quả kinh tế và cho thu nhập tốt.
-
"Bình quân mỗi ao nuôi tôi thu hơn 500 kg tôm thương phẩm, khoảng 50 kg cua và 100 kg cá đối. Tôm sú có giá từ 200.000 – 250.000 đồng/kg, giá cua từ 300.000 – 350.000 đồng/kg, giá cá đối từ 100.000 – 120.000 đồng/kg. Trừ chi phí mỗi ao tôi lãi khoảng 50 triệu đồng”, ông Long, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị cho biết.
-
Thời gian qua, Hội Nông dân huyện An Lão (tỉnh Bình Định) đã đẩy mạnh tuyên truyền hội viên, nông dân chuyển đổi cơ cấu, đa dạng các loại cây trồng trên đất lúa thiếu nước, từng bước góp phần thực hiện thành công đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế ở địa phương.
-
Những năm gần đây, hàng trăm hộ dân ở huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) đã chủ động phá bỏ vườn tạp kém hiệu quả để trồng cây trện (loại cây mọc hoang trên núi), phần ngọn dùng để chế biến tinh dầu trị bệnh, phần gốc dùng làm chổi quét sân hoặc bán cho thương lái xuất đi Trung Quốc giúp bà con kiếm bộn tiền.
-
Trong những mô hình xen canh hiện nay ở xã Đông Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, có mô hình trồng rau bồ ngót (rau ngót) xen canh cây mít. Tận dụng phế phẩm từ cây mít như lá mít, trái mít non, vỏ mít để nuôi dê đang là cách làm mang lại hiệu quả kinh tế cao mà vẫn có thể duy trì lâu dài...
-
Hành tăm, loại gia vị không thể thiếu trong các gia đình Việt, được trồng bạt ngàn tại xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc, Nghệ An. Hành tăm mang lại hiệu quả kinh tế cao, trung bình mỗi sào hành tăm mang về cho người dân hơn 20 triệu đồng, lãi gấp nhiều lần trồng lúa.
-
Tuyến metro số 2 chính thức được UBND TP.HCM điều chỉnh thời gian hoàn thành và đưa vào khai thác dự án đến hết năm 2030 và 2 năm sửa chữa khiếm khuyết, bảo hành (đến hết năm 2032).
-
Liên tục thay đổi mô hình chăn nuôi để phù hợp với thời cuộc và đạt hiệu quả kinh tế cao, ông Đặng Văn Út trở thành “đại gia” nông dân nổi tiếng ở Cần Giờ. Bên cạnh đó, ông còn giúp nhiều hộ dân thoát nghèo khi chuyển giao kinh nghiệm sản xuất.
-
Đồng bào người Dao ở thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc trồng các loại cây thuốc quý, phát triển các sản phẩm dược liệu, trong đó có những sản phẩm OCOP được khách hàng xa gần ưa chuộng, giúp bà con nâng cao thu nhập.
-
Từ sự kỳ vọng của các cấp, ngành, kinh tế tập thể đã có bước phát triển vượt bậc, các hợp tác xã đã thực sự trở thành những đầu kéo, liên kết nông dân cùng nhau thoát nghèo, vươn lên làm giàu.