Huyện Giồng Riềng
-
Nhờ sự quan tâm đầu tư đồng bộ, huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) đã tạo điều kiện cho nông dân, trong đó có nhiều hộ đồng bào dân tộc Kh'mer tự lập nên kỳ tích từ chính vườn cây ăn trái đặc sản, rẫy trồng màu, nuôi cá ruộng...
-
Sau 5 năm khởi nghiệp bằng nghề ít ai chọn - làm nước mắm đồng, anh Trần Ngọc Vương (44 tuổi), ngụ ấp Cây Huệ, xã Hòa An (huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang) đã góp phần gìn giữ và phát triển nghề truyền thống của gia đình.
-
Hiểu được vai trò của cơ giới hóa trong phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, nhiều nông dân ở tỉnh Kiên Giang đã mạnh dạn mua sắm máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất. Nhờ vậy, lợi nhuận cho nông dân từ đó cũng tăng lên.
-
Mô hình trồng rau nhút tại ấp Cái Đuốc Lớn, xã Ngọc Chúc, huyện Giồng Riềng, (tỉnh Kiên Giang) thời gian qua với hiệu quả kinh tế cao đang được địa phương tìm cách nhân rộng để bà con nông dân có thêm hướng sản xuất mới, góp phần phát triển kinh tế gia đình.
-
Với 1ha đất trồng khoai lang Bông Súng, mỗi năm lão nông Huỳnh Văn Thơm (Mười Thơm), ngụ khu phố 6, thị trấn Giồng Riềng (Giồng Riềng, Kiên Giang) thu nhập hơn 300 triệu đồng, trừ chi phí làm bờ bao, lên liếp, phân bón, lợi nhuận gần 150 triệu đồng. Trong khi đó, ở nhiều địa phương người trồng khoai lang năm được mùa thì mất giá, được giá thì mất mùa...
-
Mô hình trồng ổi lê Đài Loan của hộ gia đình anh Danh Lý, ngụ khu phố Vĩnh Hòa, Thị trấn Giồng Riềng, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang được Hội Nông dân Thị trấn Giồng Riềng đánh giá cao, bởi năng suất ổi ổn định, cho thu nhập khá. Nhờ thực hiện mô hình sản xuất này, gia đình anh Danh Lý không chỉ thoát nghèo mà còn có của ăn của để.
-
Là người đầu tiên trong huyện thực hiện thành công mô hình nuôi ong mật và cá sặc rằn thả lan trong vườn tiêu, anh Nguyễn Văn Màu (xã Ngọc Hòa, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang) đang mở ra hướng đi mới trong tình hình giá tiêu liên tục giảm trong thời gian qua.