Nuôi bò 3B, bò lai Sind đang là nghề làm giàu của nông dân huyện Đông Hưng và huyện Hưng Hà (Thái Bình). Giống bò nông dân nuôi là giống bò 3B, bò Brahman và bò lai Sind. Chăn nuôi bò ngoại, bò lai vỗ béo bài bản, nhiều hộ nông dân đã thu tiền tỷ.
Dòng sông không chỉ là dải lụa uốn lượn qua những làng quê mà với người dân ở đó dòng sông với vẻ đẹp lấp lánh còn cho người dân “vớt bạc” từ nghề nuôi cá lồng trên sông.
Mỗi năm xuất bán gần 100.000 cây hồng xiêm giống, ông nông dân Đặng Văn Mạnh (51 tuổi) ở thôn Vân Đài, xã Chí Hòa, huyện Hưng Hà (Thái Bình) giàu lên trông thấy. Từ khi chuyên tâm ươm, trồng cây hồng xêm giống, gia đình ông Mạnh thu 1,5 tỷ đồng mỗi năm, thoát cảnh sạt nghiệp vì nuôi lợn.
Là sĩ quan quân đội về hưu, nhiều năm nay, ông Trần Văn Dân, thôn Phú Vật, xã Tiến Đức (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) tích cực phát triển kinh tế gia đình với mô hình nuôi con đặc sản. Hiện nay ông Dân đã cải tạo lại hệ thống chuồng nuôi lợn để nuôi hơn 200 con nhím thịt, nhím giống.
Là một trong những hộ nông dân đi đầu chăn nuôi giống bò 3B (giống bò ngoại siêu to khổng lồ) ở huyện Hưng Hà (Thái Bình), đến nay anh Cao Đăng Cường (42 tuổi) ở thôn Dương Thôn, xã Cộng Hòa đã sở hữu đàn bò 3B hàng trăm con mỗi năm cho doanh thu 2,5 tỷ đồng.
Dù có một đôi tay khéo léo hái ra tiền từ nghề điêu khắc gỗ mỹ nghệ, nhưng anh Lương Ngọc Doanh, thôn Quan Hà Chúa, xã Cộng Hòa, huyện Hưng Hà (tỉnh Thái Bình) vẫn có đam mê bất tận với trồng cây ăn quả. Trong tay có một xưởng mộc và vườn cây ăn quả, nông dân 8X lúc nào cũng có tiền tiêu.
Vốn là một đại tá quân đội về hưu nhưng nhiều năm nay ông Trần Văn Dân (58 tuổi) ở xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà (tỉnh Thái Bình) vẫn miệt mài làm kinh tế, từ việc nuôi nhím, nuôi lợn rừng mà mỗi năm mang lại cho ông mức thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Trồng dưa lưới công nghệ giúp kiểm soát lượng dinh dưỡng, kiểm soát sâu bệnh hại, đồng thời nâng cao sản lượng và giá trị sản phẩm. Mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao này đã giúp bà Trần Thị Nhàn (50 tuổi) thôn Nhật Tảo, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà (Thái Bình) thu về hơn nửa tỷ đồng/năm.
Tháng 12, trên các cánh đồng ở xã Thống Nhất (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) phủ xanh một màu của cây ngưu tất. Không đơn thuần là cây trồng vụ đông, cây ngưu tất-cây thuốc quý lâu nay được người dân Thống Nhất coi là “vàng mười” bởi giá trị nó mang lại.
Để phòng, chống dịch tả lợn châu Phi, tỉnh Thái Bình đã và đang huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Đặc biệt là tại vùng dịch xã Đông Đô (huyện Hưng Hà) và các vùng uy hiếp lân cận mọi công tác luôn được thực hiện rất quyết liệt, nghiêm túc 24/24 giờ.