Bằng sự nỗ lực, chị Hoàng Thị Ngát (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) - cô giáo dạy trẻ khuyết tật đã chế biến thành công sản phẩm trà thảo mộc đạt chuẩn OCOP 3 sao. Thành phần chủ yếu của trà thảo mộc thiên nhiên là cây đinh lăng, tim sen, nụ tam thất, lá vằn, cỏ ngọt…dễ kiếm trong vườn nhà.
Tiếp nối thành công từ những sản phẩm khởi nghiệp từ cây khổ qua rừng, như: Trà khổ qua rừng, Viên uống khổ qua rừng, Viên ngậm khổ qua rừng, đầu tháng 12/2022 Công ty Cổ phần TNB Việt Nam tiếp tục cho ra đời dòng sản phẩm mang thương hiệu Mudaru từ cây Cỏ ngọt - đó là Trà cỏ ngọt.
Mùng 5/5 âm lịch hằng năm (Tết Đoan Ngọ) là một trong những ngày lễ Tết truyền thống của người Việt, vì vậy thị trường mua sắm thường rất nhộn nhịp. Tuy nhiên năm nay, sức mua tại các chợ dân sinh trên địa bàn TP Đà Nẵng có phần giảm hơn mọi năm.
Mô hình trồng khổ qua rừng được ông nông dân Nguyễn Hoàng Mai (xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) duy trì suốt 10 năm qua. Và mỗi năm, gia đình ông Mai thu đều đặn 300 triệu đồng tiền lời.
Ông Cao Văn Thuận (56 tuổi, trú thôn Phú Sơn 2, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) gắn bó với những loài cây dược liệu có tác dụng phòng bệnh, hỗ trợ chữa bệnh đã ngót nghét 20 năm. Cũng nhờ nghề lên rừng tìm cắt những loài cây hoang dại mà vợ chồng ông thoát nghèo, có nguồn thu nhập ổn định
Là thực phẩm chức năng (TPCN) điều chế từ cây khổ qua rừng thiên nhiên, Viên uống Mudaru chính là lời giải cho bài toán "nâng tầm giá trị nông sản Việt". Sản phẩm không chỉ bảo vệ sức khỏe cộng đồng, mà còn mở ra hướng đi mới cho ngành nông nghiệp nước nhà trong việc ứng dụng công nghệ sinh học.
Với diện tích 3.000 m2 đất trồng rau an toàn, ông Đặng Văn Minh (62 tuổi ở thôn Bình Đông, xã Nghĩa Hà, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) thu lãi mỗi năm hơn 200 triệu đồng và nhờ trồng rau an toàn mà cuộc sống của gia đình trở nên giàu có.
Những ngày cuối tháng 5, đầu tháng 6, khi cơn mưa chuyển mùa xuất hiện ngày càng nhiều hơn, cây rừng bắt đầu đâm chồi nảy lộc cũng là thời điểm người dân sinh sống tại khu vực núi Chứa Chan, chùa Gia Lào (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) vào mùa hái “rau” rừng, nấm mối và các loại thuốc Nam.