Kiểm soát quyền lực
-
Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã tham mưu, trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, ban hành: Quy định về xin lỗi và bồi thường quyền lợi đối với đảng viên bị kỷ luật oan; Quy trình kiểm tra, giám sát, giải quyết tố cáo, khiếu nại, thi hành kỷ luật của cấp ủy; Quy định về bảo vệ người tố cáo...
-
Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, công tác tổ chức, cán bộ và thực hiện trách nhiệm nêu gương của đảng viên có mặt còn hạn chế; chưa thật sự bảo đảm tính dân chủ, minh bạch, thiếu cơ chế phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng, trọng dụng nhân tài; chưa kiểm soát tốt được quyền lực trong công tác cán bộ.
-
Chính phủ yêu cầu sửa đổi Luật Đất đai phải thiết lập công cụ kiểm soát quyền lực, giám sát thực hiện, khắc phục ách tắc, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong quản lý, sử dụng đất.
-
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Luật Đất đai (sửa đổi) thống nhất điều chỉnh các quan hệ quản lý, sử dụng đất; hoàn thiện các chế định để quản lý đất đai theo chức năng là tài nguyên, tài sản; thiết lập công cụ kiểm soát quyền lực của cơ quan và người có thẩm quyền trong quản lý đất đai…
-
Theo Quy chế làm việc của Chính phủ, Thủ tướng được phân công thay mặt Chính phủ xem xét, quyết định những vấn đề cấp bách cần phải xử lý gấp thuộc thẩm quyền của Chính phủ hoặc những vấn đề đã được Chính phủ thống nhất về chủ trương, nguyên tắc.
-
Theo ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng Ban Dân nguyện, trong mấy nhiệm kỳ gần đây, Đảng ta đều xác định tham nhũng là quốc nạn, ngoài Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chủ trương lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh sẽ tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương.
-
Theo TS Nguyễn Đình Quyền, khi thực hiện chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thì người đứng đầu, thành phần của Ban, cơ chế hoạt động, trách nhiệm công vụ, việc kiểm soát quyền lực... phải khác so với trước đây.
-
Làm việc với tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Ninh Thuận là mảnh đất hội tụ nhiều giá trị khác biệt nhưng chưa phát huy thực sự hiệu quả, đúng tầm.
-
Trong kết luận của Bộ Chính trị đã thẳng thắn nêu rõ: Tình trạng cán bộ nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp chưa được ngăn chặn kịp thời. Vẫn còn xảy ra những vụ, việc tham nhũng nghiêm trọng, có tổ chức, rất tinh vi, phức tạp gây bức xúc trong dư luận.
-
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đã dẫn chứng 3 vụ án được xử lý vừa qua có tác dụng xã hội tốt. Đó là xử lý vụ nhóm "báo sạch", gần đây là khởi tố bà Nguyễn Phương Hằng, vụ thao túng thị trường chứng khoán (khởi tố và bắt ông Trịnh Văn Quyết, nguyên Chủ tịch FLC -PV).