Nằm trên phố Hàng Bạc sầm uất, đình Kim Ngân (42 Hàng Bạc, TP Hà Nội) không chỉ là ngôi đình cổ kính mà còn là minh chứng về quá trình hình thành và phát triển của nghề kim hoàn, chế bạc, vàng của dân làng Châu Khê quê Hải Dương tại kinh thành Thăng Long xưa.
Là nơi thờ phụng thần linh của người Chăm cổ, Tháp Nhạn nằm bên bờ Bắc sông Đà Rằng thuộc thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ XI, đầu thế kỷ XII trên một khu đất tương đối bằng phẳng gần đỉnh núi Nhạn. Tháp Nhạn là ngọn tháp Chăm duy nhất tại tỉnh Phú Yên.
Khai quật khảo cổ học tại chùa Tĩnh Lự (xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) trên diện tích 360 m2. Sau 4 tháng tiến hành bóc tách 4 hố khai quật, Đoàn nghiên cứu của Trường Đại học KHXH&NV (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã thu được nhiều kết quả thú vị, bất ngờ với số lượng lớn hiện vật có giá trị tiêu biểu...
Bên dưới lòng thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc có hệ thống tàu điện ngầm hoạt động. Thế nhưng, không có tuyến tàu điện ngầm nào chạy phía dưới Tử Cấm Thành. Vì sao lại vậy?
Đồng Dương (nay thuộc thôn Đồng Dương, xã Bình Định Bắc, Thăng Bình) vốn là kinh đô của người Chăm từ năm 875 đến năm 982. Trận đánh vào kinh đô Đồng Dương (Indrapura) của vua Lê Đại Hành vào năm 982 được xem là trận chiến đầu tiên giữa Đại Việt và Chiêm Thành...
Nằm cách không xa trung tâm Quy Nhơn, Tiểu chủng viện Làng Sông, thường gọi là Nhà thờ Làng Sông nằm êm ả thanh bình giữa ruộng đồng, có hương lúa thơm nồng nàn, không gian tĩnh lặng dưới hàng sao xanh cổ thụ.
Có rất nhiều đền, miếu, lăng ở vùng biển Quảng Ngãi thờ cá Ông (cá Voi), nhưng đặc biệt tại lăng vạn Tân Thạnh, ở thôn Tân Hy 1, xã Bình Đông (huyện Bình Sơn) có tín ngưỡng thờ cá Voi cái. Đây là nét riêng biệt so với các lăng vạn khác ở Quảng Ngãi nói riêng và khu vực miền Trung nói chung.
Nhà thờ Lớn Hà Nội là điểm đến quen thuộc của du khách cũng như những người theo đạo Công giáo, nhưng ít ai biết rằng trên nền móng cũ của nhà thờ lại từng có một kiến trúc Phật giáo tráng lệ nhất lịch sử nước ta.