Ky thuat trong thanh long

  • Huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La vừa xuất khẩu 2 tấn thanh long ruột đỏ theo con đường chính ngạch sang thị trường Nga.
  • Sau nhiều năm trồng cây nguyên liệu, trồng chè không đem lại lợi nhuận kinh tế là bao, ông Trần Ngọc Sơn (khu Đồng Cỏ, xã Thục Luyện, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ) quyết định trồng 200 cây hồng ngâm, làm 3.000 cột trồng cây thanh long, đem về doanh thu cả tỷ đồng mỗi năm.
  • Gác lại những năm tháng của một người thầy giáo trẻ, anh Mai Văn Công (sn 1987) ở xóm 6, xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh (Ninh Bình) đã quyết định xin thôi việc. Anh về quê nhà chuyên tâm thực hiện giấc mơ làm giàu từ trồng thanh long. Hiện, anh đã gây dựng được vườn thanh long ruột đỏ lên tới hơn 500 trụ, mỗi năm thu về cả trăm triệu đồng.
  • Khởi nghiệp chỉ với 50 cây thanh long ruột đỏ trên vùng đất cằn, đến nay vườn thanh long của lão nông chân đất Nguyễn Văn Lợ (Gia Lai) đã tăng lên 2000 cây, cho thu nhập 600 triệu đồng/năm. Đó là chưa kể nguồn thu hơn 100 triệu từ 6 sào na mỗi năm và tương lai không xa với 500 cây quýt đường.
  • Chị Tòng Thị Thủy, dân bản Bó Cón (phường Chiềng An, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La) trồng thanh long ruột đỏ hơn 5 năm nay. Cần mẫn chăm sóc, làm cỏ, bón phân bò cho vườn thanh long ruột đỏ gần 1.000 gốc, mỗi năm bán quả, người phụ nữ dân tộc Thái đảm đang này nhẹ nhàng ‘bỏ túi” hơn 100 triệu đồng.
  • Dù có một công việc ổn định với mức lương khá trên thành phố, nhưng anh Nguyễn Văn Trọng (32 tuổi) ở thôn 3, xã Đông Sơn, TP Tam Điệp (Ninh Bình) vẫn quyết định bỏ về quê trồng thanh long, bưởi Diễn, nhờ đó mà mỗi năm anh bỏ túi hơn 300 triệu đồng.
  • Năm 2006, để có thể gom đủ đất trồng cây thanh long, anh Nguyễn Văn Tuyến, thôn Ngoại Trang, xã Thống Nhất, huyện Hưng Hà (Thái Bình) đã bỏ ra 2 chỉ vàng để đổi lấy 1 sào đất bạc màu cấy lúa kém hiệu quả. Hiện với 1,6 mẫu đất (16 sào) dồn đổi được, anh Tuyến trồng thanh long và mỗi năm có lãi từ 300-700 triệu đồng.
  • Từ đầu năm đến nay, giá trái thanh long luôn ở mức cao nên nông dân tỉnh Bình Thuận rất phấn khởi, tìm cách mở rộng diện tích trồng loại cây ăn trái này. Tuy nhiên, việc phát triển thanh long không theo quy hoạch đang tiềm ẩn nhiều rủi ro.
  • Quả mọng, vỏ mượt, ruột đỏ tươi, ăn ngọt mát đó là đặc tính của thanh long ruột đỏ ở huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc). Dù mới bén duyên được hơn 5 năm, nhưng thanh long nơi đây đã khẳng định được thương hiệu “Thanh long ruột đỏ huyện Lập Thạch”.