Miền quê

  • Rau dại là cái tên dân dã gọi chung cho các loại rau như rau đắng, rau sam, rau má, rau dền dại, rau dền cơm… Người dân quê quý rau dại bởi chúng lặng thầm góp mặt vào những bữa cơm đạm bạc mà ấm áp yêu thương.
  • Ở quê bây giờ, nhà nào mà chẳng có đồng hồ. Nhiều trẻ con có điện thoại di động đời mới định giờ, nhắc lịch hẹn, hoặc chỉ đeo đồng hồ thời trang, nên chẳng mấy ai còn nhớ cái đồng hồ quả lắc, hay đồng hồ treo tường loại rẻ tiền trong nhà. Hiện đại hơn, nhiều người đã sử dụng đồng hồ tích hợp phần mềm internet, theo dõi nhịp tim, cập nhật sức khỏe, định vị toàn cầu.
  • Cơm chiên xúc ra đĩa, thuần khiết chẳng thịt cá, nhưng với người nông dân thôn quê miền Tây Nam bộ lại là món ăn ngon miệng và cũng đỡ đói lòng khi bước vào công việc đồng áng của một ngày mới.
  • 70 năm trước, Hoàng Ngọc còn là cậu bé 9 tuổi, cùng nhân dân thôn Lim Long (nay là thôn Tân Lập), xã Tân Trào, Sơn Dương, Tuyên Quang, đi chúc mừng Quốc dân Đại hội Tân Trào. Cậu bé Ngọc nay đã là ông già râu tóc bạc phơ, ánh mắt tinh anh, ngồi dưới mái nhà sàn kể chuyện xưa.
  • Để gà đá tốt thì phải chọn loại cỏ dây đều, cổ thuôn, đốt cổ dài. Đầu gà không cần to, vì chúng dễ bị đứt. Có những đứa bé mê chọn gà có đầu to, râu dài vì nhìn nó rất oai phong, nhưng loại này chỉ “tốt mã” chứ rất dễ… thất bại ngay từ những nhát “chém” đầu tiên!
  • Trong bữa cơm người bình dân miền quê, thường thì bát cơm nóng ăn với canh rau, cá hay cua đồng. Có đồ mặn như cá kho, thịt kho thì tốt, không thì đĩa dưa mắm trộn cũng no lòng.
  • Tôi sinh ra và lớn lên ở một miền quê nên ngay từ thuở còn cắp sách đã có dịp gần gũi, gắn bó với những con trâu hiền lành. Vào mùa gặt lúc cộ lúa về nhà, ba tôi thường cho tôi ngồi trên cộ (*) rồi nghêu ngao suốt một đoạn đường dài, lòng ngập tràn sung sướng.
  • Dường như, ở mái trường nào trên đất nước mình cũng có một tán phượng. Loài cây từ lâu đã không chỉ còn là của tự nhiên, của mùa hè mà đã đi vào đời sống tâm hồn, gắn với thời đi học của mỗi người.
  • Lội dọc theo đường mòn, lựa những chỗ gốc cây mục là chùm lá khô phủ là đà mặt đất để cột nhợ câu. Tóm mồi xong, bỏ đi đến chỗ khác. Cứ vậy, mỗi em giành phần cho mình chừng chục chỗ đặt câu. Chừng lát sau quay lại, rắn mối đánh hơi tép bò ra... cắn câu và chịu trận.
  • Ngày ấy, quê tôi còn nghèo lắm, lâu lâu mới được ra chợ huyện một lần. Mặc dù vậy, nhưng tuổi thơ của bọn trẻ chúng tôi luôn đầy ắp tiếng cười với biết bao trò chơi ngộ nghĩnh.