Mực nước sông Hồng
-
Lực lượng chức năng cùng người dân sống ven đê tại Hà Nội và một số tỉnh như Hải Dương, Hà Nam đã chuẩn bị hàng chục nghìn bao tải cát, đóng cọc để gia cố đê, đồng thời khẩn trương sơ tán người và tài sản ở những khu vực đê xung yếu...
-
Sáng 11/9, mực nước sông Hồng lên mỗi lúc một cao, trên mức báo động 2 khiến nhiều nơi ngập úng. Hiện tại nước đã tràn lên chợ Long Biên (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), các khu nhà tại bãi giữa sông Hồng chỉ còn nhìn thấy mái.
-
UBND huyện Đan Phượng (Hà Nội) yêu cầu các xã tiếp tục tổ chức trực ban 24/24, theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình mực nước sông Hồng và lên phương án di dời hàng nghìn hộ dân trong trường hợp khẩn cấp.
-
Theo ông Vũ Đức Long, Vụ Trưởng Vụ Quản lý Dự báo Tổng cục KTTV, mực nước sông Hồng, đoạn qua Hà Nội sẽ có thể lên mức báo động 2, trong khoảng từ 12 đến 24 giờ tới. Vì thế, những khu vực ven sông như Phúc Xá, Phúc Tân, Bồ Đề, sẽ có thể bị ngập sâu.
-
Không còn các khu phân lũ, chậm lũ, việc điều tiết lũ để bảo vệ Thủ đô Hà Nội thực hiện như thế nào?
Hiện nay, nước lũ trên sông Hồng qua Hà Nội đang lên cao, nguy cơ ngập lụt cho nhiều khu vực. Vấn đề nhiều người quan tâm là, việc phân lũ, chậm lũ hệ thống sông Hồng khi xảy ra lũ lớn nhằm bảo vệ an toàn cho Thủ đô như thế nào? -
Từ đêm qua đến sáng nay, mực nước sông Hồng dâng lên đến mức báo động 1, đồng thời tràn vào khu vực bãi giữa sông Hồng. Lực lượng chức năng đã đi thuyền đến từng hộ dân để vận động di dời khỏi khu vực ngập lụt, nhưng một số hộ dân vẫn quyết "bám trụ".
-
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện rãnh áp thấp có trục Tây Bắc-Đông Nam đi qua khu vực Bắc Trung Bộ; hội tụ gió lên đến mực 5000m duy trì trên khu vực vùng núi Bắc Bộ gây mưa vừa, mưa to; cộng với Trung Quốc xả lũ nên dự báo mực nước sông Hồng - Thái Bình sẽ lên nhanh.
-
Vào thời điểm đầu mùa đông, mực nước sông Hồng ở Lào Cai bất ngờ dâng cao, lên mức 79,13m. Đây là mực nước cao nhất đo được ở Lào Cai trong 30 năm qua.