"Đã đến lúc rồi", cựu cố vấn Lầu Năm Góc đưa ra tuyên bố bất ngờ về Nga
Nga không tìm cách xâm chiếm châu Âu và đã đến lúc thiết lập quan hệ với nước này, cựu cố vấn của người đứng đầu Lầu Năm Góc Douglas McGregor phát biểu trên mạng xã hội X.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Căng thẳng giữa Mỹ và Iran vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Ngày 7/7 vừa qua, Iran đã chấm dứt việc tuân thủ quy định của thoả thuận về giải pháp cho vấn đề hạt nhân của nước này (JCPOA) hạn chế mức độ làm giàu uranium ở 3,67%, thực hiện giai đoạn 2 của quá trình dần ngừng thực hiện JCPOA được Iran quyết định sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump rút nước Mỹ ra khỏi JCPOA. Giai đoạn 1 là sản xuất nhiều hơn 300 kg chất liệu phóng xạ hàm lượng uranium thấp như được cho phép trong JCPOA. Iran tuyên bố cho các bên khác cùng tham gia ký kết JCPOA hồi mùa hè năm 2015 là Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và Đức thời gian 60 ngày, có nghĩa là cho đến ngày 5/9 tới, để tìm cách cứu vãn JCPOA. Sau đó, Iran sẽ thực hiện giai đoạn 3, nhưng không cho biết cụ thể sẽ làm những gì.
Cách hành xử ấy cho thấy Iran trong thâm tâm không muốn JCPOA bị mất hiệu lực hoàn toàn, trước mắt dùng việc từng bước không thực hiện nó để thúc ép các bên khác tham gia ký kết nó tìm cách đảm bảo lợi ích cho Iran trong trường hợp Iran tiếp tục tuân thủ JCPOA và bất đắc dỹ lắm thì mới từ bỏ thoả thuận này. Vì Mỹ đơn phương rút khỏi thoả thuận trong khi các bên khác cùng ký kết và EU vẫn muốn duy trì hiệu lực của thuận nên chừng nào còn không từ bỏ thoả thuận như Mỹ thì chừng đó Iran còn có thể phân hoá tất cả các đối tác kia với Mỹ, cô lập Mỹ và Mỹ không thể lôi kéo được họ về phe mình nếu Mỹ phát động chiến tranh chống Iran.
Dùng các đối tác này để đối phó Mỹ tuy công hiệu nhưng không thể là đối sách lâu dài của Iran bởi hiệu lực của nó chỉ có giới hạn cả về mức độ lẫn thời gian. Iran vẫn phải tập trung vào việc đối đầu trực diện với Mỹ nên con chủ bài chiến lược vẫn là phát triển chương trình hạt nhân và tên lửa riêng. Bài học đắt giá đối với Iran trong quan hệ với Mỹ lâu nay là mọi nhượng bộ đều bị coi là biểu hiện của yếu thế và kết quả của thất thế trước áp lực của Mỹ chứ không phải của thiện chí đàm phán với Mỹ. Cho nên nếu phía Mỹ cứ tiếp tục đường lối chính sách như thời gian qua đối với Iran thì rồi đây Iran sẽ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài ngừng hoàn toàn việc tuân thủ thoả thuận JCPOA. Khi ấy, hai bên sẽ trở lại thời kỳ xưa và bây giờ lại sắp đến thời xưa ấy đối với họ.
Mỹ tiếp tục gia tăng áp lực đối với Iran vì tin rằng sức ép tối đa của Mỹ sẽ đẩy Iran vào tình cảnh khốn khó đến mức buộc phải chịu khuất phục trước Mỹ hoặc chính thể hiện tại ở Iran sẽ bị sụp đổ và bị thay thế bằng chính thể khác không còn và không dám thù địch Mỹ. Nhưng trù tính của Mỹ cũng còn là cứ tiếp tục căng thẳng và đối địch Iran như thế thì rồi Iran cũng sẽ quyết định từ bỏ JCPOA, làm cho các bên khác cùng ký kết thoả thuận không có lý do nào nữa để đứng về phía Iran, LHQ và EU sẽ lại trừng phạt Iran.
Bề ngoài tỏ ra quyết tâm và sẵn sàng đối địch nhau đến cùng nhưng trong thực chất, cả Mỹ và Iran hiện đều khó xử như nhau. Cả hai bên đều không muốn để xảy ra đụng độ vũ trang và chiến tranh với nhau, đều biết rằng muốn đạt được mục tiêu này thì phải giảm đối địch, kiểm soát tình hình và đi vào đối thoại với nhau nhưng hiện tại lại không thể đối thoại được với nhau.
Phía Mỹ nói sẵn sàng đàm phán vô điều kiện với Iran nhưng vì Mỹ đã đơn phương rút khỏi JCPOA nên như thế đâu có khác gì điều kiện của Mỹ cho đàm phán là Iran phải chấp nhận huỷ bỏ JCPOA. Iran cũng tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Mỹ nhưng với điều kiện là Mỹ tham gia trở lại JCPOA hay rút lại những biện pháp chính sách trừng phạt Iran - những điều kiện mà Mỹ không bao giờ chấp nhận. Trong cuộc khẩu chiến, hai bên đã sử dụng nhiều ngôn từ to tát khiến cho việc chấp nhận đi vào đối thoại càng thêm khó khăn. Hiện tại, cả hai phía đều chưa sẵn sàng lùi và đã tạo nên tình huống cản trở mọi khả năng lùi chứ không phải tạo thuận lợi cho việc lùi.
Vì thế có thể dự liệu được là tình trạng hiện tại này giữa Mỹ và Iran sẽ còn dai dẳng thêm thời gian nữa. Iran sẽ chưa từ bỏ ngay JCPOA mà chỉ dần từng bước cũng như chưa khôi phục ngay hoàn toàn chương trình hạt nhân và thúc đẩy phát triển chương trình tên lửa. Phía Mỹ sẽ rất kiềm chế với việc thực hiện những hành động quân sự chống Iran, sẽ tăng doạ để răn đe Iran. Việc Mỹ vừa rồi đề xuất các nước dùng hải quân hộ tống tầu chở dầu là cách thức mới của Mỹ răn đe Iran chớ tấn công hay bắt giữ tầu chở dầu để đẩy Mỹ vào tình thế phải hành động quân sự với Iran.
Chừng nào hai bên còn kiểm soát được tình hình cả trong nội bộ lẫn bên ngoài thì chừng ấy sách lược này còn phát huy tác dụng. Nếu không thì việc họ dắt nhau về thời xưa sẽ đến rất nhanh.
Nga không tìm cách xâm chiếm châu Âu và đã đến lúc thiết lập quan hệ với nước này, cựu cố vấn của người đứng đầu Lầu Năm Góc Douglas McGregor phát biểu trên mạng xã hội X.
Tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine tuyên bố rằng chất lượng quân tiếp viện được gửi ra mặt trận rất thấp, theo "Strana.ua".
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 14 đến 15/4/2025.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã xác nhận cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ diễn ra.
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình, ông Trump thề sẽ dạy cho tất cả các đối tác thương mại của Mỹ một bài học". Nhà phân tích Vitaly Ryumshin đã có bài bình luận đăng trên tờ RT của Nga.
Giáo sư Tuomas Malinen của Đại học Helsinki phát biểu trên kênh Youtube Neutrality Studies rằng Lực lượng vũ trang Ukraine phải đầu hàng để có thể đạt được hòa bình lâu dài ở Ukraine.
Ông Pavlo Palisa, phó chánh văn phòng của Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết nghĩa vụ quân sự trong quân đội Ukraine nên là bắt buộc đối với tất cả công dân, bao gồm cả phụ nữ, hãng tin "Strana.ua" đưa tin.
Ngày 13/4, Trung tâm Địa chất châu Âu - Địa Trung Hải (EMSC) cho biết một trận động đất mạnh 5,6 độ Richter đã xảy ra tại Myanmar ở độ sâu 35Km.
Tổng thanh tra Quân đội Đức (Bundeswehr) Carsten Breuer tin rằng quân đội Đức nên được tái vũ trang vào năm 2029, vì đây là thời điểm Nga có thể tấn công một quốc gia NATO.
Phương Tây đang rơi vào ảo tưởng liên tục khi đưa ra những tuyên bố lớn tiếng về việc Nga sắp thất bại, Đại tá quân đội Mỹ nghỉ hưu Daniel Davis tuyên bố trên YouTube.
Triển vọng rút lực lượng Mỹ khỏi các nước NATO đang khiến các nhà lãnh đạo châu Âu lo sợ, tờ báo Áo Exxpress đưa tin.
Nhà khoa học chính trị Hans-Georg Erhart cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Đức Berliner Zeitung rằng, cách tiếp cận của các quốc gia châu Âu trong việc giải quyết xung đột ở Ukraine đã lỗi thời, nhưng họ vẫn chưa nhận ra điều này.
Ukraine đã gửi những thông điệp trái chiều về các tình huống xung quanh vụ mất máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất.
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tạm hoãn áp dụng thuế quan đối ứng trong 90 ngày đã phần nào xoa dịu căng thẳng trên thị trường tài chính, nhưng không làm thay đổi bối cảnh kinh tế Mỹ với nguy cơ suy thoái đang gia tăng và lạm phát tiềm ẩn.
Chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gặp khó khăn với Tổng thống Ukraine Zelensky, nhưng họ đã che giấu điều này, cựu Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CNBC.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã dành nhiều lời khen ngợi cho tỷ phú Elon Musk và nói rằng ông muốn tỷ phú này cùng nhóm "tuyệt vời" của ông tại Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) sẽ ở lại Washington "trong một thời gian dài".
Năm nhà hoạt động Greenpeace của Anh đã bị bắt sau khi đổ thuốc nhuộm "đỏ như máu" phân huỷ sinh học vào ao bên ngoài đại sứ quán Mỹ tại London, tổ chức này đưa tin ngày 10/4.
Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent cảm ơn Việt Nam đã kịp thời có các biện pháp tích cực xử lý những vấn đề quan tâm của Mỹ; đánh giá cao 2 nước nhất trí đàm phán thỏa thuận thương mại song phương.