Nam Tây Nguyên
-
Một chặng dài lịch sử thiên di mở đất lập nghiệp trên vùng Nam Tây Nguyên, người Hà Nội (bao gồm Hà Nội – Tràng An và Hà Tây) ăm ắp sự kiện, đong đầy cảm xúc. Đất và người trở thành mối lương duyên bền chặt. Ngót 90 năm qua, vùng đất Nam Tây Nguyên đã “hóa tâm hồn” của bao thế hệ người Hà Nội…
-
Sự phát hiện các di chỉ khảo cổ thời tiền sử trên đất Lâm Đồng, với hàng ngàn công cụ,vật dụng bằng đá cùng với những sưu tập “Thạch cầm” (hơn 100 thanh) được chôn giấu một cách huyền bí trong lòng đất đã cho thấy Lâm Đồng - dải đất Nam Tây Nguyên là một vùng đất cổ, con người sinh sống từ thuở hồng hoang lịch sử.
-
Bà H’Srá ở buôn Sa Luk (xã Krông Nô, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) trải lòng với chúng tôi: “Thời cha ông đã gọi rừng Chư Yang Sin như thế rồi. Gọi như thế bởi vì người M’nông quanh năm sống giữa rừng, cái ăn cái mặc đều lấy từ rừng...".
-
Bằng tình yêu và niềm đam mê, chàng trai 26 tuổi Trần Cao Nguyên (quê gốc tỉnh Kon Tum) đã đi rất nhiều nơi và liên tục tìm tòi, nghiên cứu, thực nghiệm nhằm tìm ra vùng đất phù hợp để phát triển sâm Ngọc Linh.
-
Dù đạt được nhiều thành tựu phát triển trong 10 năm qua, mô hình tăng trưởng của Bình Dương vẫn đối diện nhiều thách thức do các điểm nghẽn từ kết nối vùng, cho đến mô hình tổ chức không gian lãnh thổ thiếu tầm nhìn dài hạn.
-
Tháng 1/2004, tỉnh Đắk Nông chính thức được thành lập trên cơ sở chia tách từ tỉnh Đắk Lắk. Đến nay, Đắk Nông tròn 18 tuổi và đã dư sức để… "bẻ gãy sừng trâu" nhờ 3 chân kiềng vững chãi từ nông nghiệp, công nghiệp và du lịch.
-
Thuở ấy, những người con của đất Thừa Thiên Huế, Quảng Trị vào Ðạ Tẻh (Lâm Ðồng) lập nghiệp với bao nhiêu nỗi niềm da diết nhớ quê hương. Họ mang theo tiếng nói, mang theo câu hát, mang theo tấm lòng của những người xa quê và cũng không quên mang theo những hạt giống mai vàng là sứ giả báo hiệu mùa xuân về.
-
Tháng 11 hàng năm, khi những đóa hoa dã quỳ vàng rực trên các triền đồi cũng là lúc nông dân ở các huyện, thành trong tỉnh Lâm Đồng bắt tay vào vụ thu hoạch cà phê, loại cây trồng chủ lực trên mảnh đất Nam Tây Nguyên.
-
Rau bép là một loại rau rừng phổ biến ở Vườn quốc gia Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước) và được người dân địa phương sử dụng làm nguyên liệu chính cho nhiều món ăn đặc sản truyền thống.
-
Ở miền đồng bằng, những mùa len trâu đã thành phim, vào nhạc, vào thơ…Trâu ở xứ Lang Biang cũng có mùa lai dắt, dẫn chúng vào khu vực rừng đã định và chúng được sống tự do, phóng túng giữa đại ngàn.