Ngành lâm nghiệp
-
Phát triển thị trường tín chỉ các bon, biến CO2 thành hàng hóa là một trong những giải pháp để huy động nguồn lực cho công tác bảo vệ, phát triển rừng. Hiện, Quảng Nam là địa phương đầu tiên được thí hiểm kinh doanh tín chỉ các bon rừng.
-
Là tỉnh đứng thứ hai cả nước về tỷ lệ che phủ rừng với 67,88%, tỉnh Quảng Bình hy vọng dự án Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển (FMCR) sẽ có đóng góp quan trọng đối với công tác bảo vệ phát triển rừng cũng như phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
-
Chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nhằm xã hội hóa nghề rừng, nâng cao giá trị gia tăng của rừng. Thực tế tại Quảng Ninh, chính sách này đã tạo nguồn thu đáng kể hỗ trợ các chủ rừng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
-
Nhân kỷ niệm ngày Lâm nghiệp Việt Nam (28/11) và 77 năm thành lập ngành Lâm nghiệp Việt Nam (01/12/1945 -01/12/2022), Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan kỳ vọng ngành sẽ tập trung phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững, trên nguyên tắc không đánh đổi sự tăng trưởng bằng sự huỷ hoại rừng, mất rừng, suy thoái rừng.
-
Tại Phú Thọ, chuyển hóa rừng gỗ lớn đang là hướng đi mới, hiệu quả, vừa tăng thu nhập cho người dân, phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững, vừa giảm xói mòn, rửa trôi đất và chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
-
Quy hoạch đặt mục tiêu bảo đảm duy trì tỉ lệ che phủ rừng toàn quốc từ 42-43%, chú trọng nâng cao chất lượng rừng. Phấn đấu giá trị xuất khẩu lâm sản đạt 20 tỷ USD vào năm 2025. Trồng rừng bình quân phấn đấu đạt 238.000 ha/năm.
-
Thời gian qua, bên cạnh việc nỗ lực cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, ngành lâm nghiệp cũng tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, bảo vệ rừng.
-
Mỗi năm, Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu trên 2 tỷ USD, trong đó có nhiều nguồn từ các nước châu Âu. Thế nhưng kim ngạch thương mại lâm nghiệp giữa Việt Nam và Phần Lan chỉ đạt 27,7 triệu USD.
-
Tỉnh Phú Thọ xác định phát triển rừng gỗ lớn là hướng đi lâu dài, bền vững; đến năm 2025 đạt 20.000ha rừng gỗ lớn. Để đạt được mục tiêu đề ra, tỉnh Phú Thọ thực hiện chính sách hỗ trợ đến 12 triệu đồng/ha cho các tổ chức, cá nhân để chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn, bứt phá làm giàu từ rừng.
-
Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm phát huy thế mạnh của địa phương gắn việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, huyện biên giới Mường Tè (tỉnh Lai Châu) đã triển khai hiệu quả Đề án tái cơ cấu nông nghiệp, từng bước gia tăng giá trị ngành lâm nghiệp, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.