Người chăm
-
Núi Vọng Phu (hay núi mẹ bồng con) nằm trên dãy Trường Sơn - Nam Tây Nguyên, giáp ranh giữa hai tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa.
-
Kể từ khi những người Chăm đầu tiên có mặt ở Tây Ninh (1755), thì phải 102 năm sau nữa, họ mới có một địa điểm cư trú ổn định (1857). Thêm 100 năm nữa thì mới sáp nhập vào tỉnh lỵ (Châu Thành) tỉnh Tây Ninh.
-
Làng dệt Mỹ Nghiệp của tỉnh Ninh Thuận là một trong những ngôi làng nghề cổ của người Chăm. Đến nay nơi đây vẫn giữ được những giá trị văn hóa truyền thống và hấp dẫn rất nhiều du khách ghé thăm.
-
Katê là lễ hội dân gian đặc sắc nhất của người Chăm theo đạo Bà-la-môn ở Ninh Thuận và Bình Thuận với ý nghĩa tưởng nhớ các vị thần và cầu mong mưa thuận gió hòa, cuộc sống bình an. Đặc biệt, cộng đồng người Chăm này vừa đón nhận bảo vật quốc gia.
-
Chúng tôi vừa hoàn thành cuộc khai quật lần thứ hai tại phế tích An Phú (TP Pleiku, tỉnh Gia Lai). Nhiều bí ẩn về văn hóa Champa dần được hé mở, đặc biệt là những hiện vật được tìm thấy trong hố thiêng mà trên đó có khắc các ký tự cổ.
-
Cùng với tượng thờ vua Pô Klong Garai, trong kho tàng di sản văn hóa của người Chăm tỉnh Ninh Thuận còn có ba hiện vật cổ xưa khác đã được công nhận là Bảo vật quốc gia gồm: Bia Hòa Lai có niên đại cuối thế kỷ VIII, đầu thế kỷ IX; Bia Phước Thiện có niên đại cuối thế kỷ VIII, đầu thế kỷ IX...
-
Con hẻm trên đường Dương Bá Trạc (quận 8, TPHCM) nổi tiếng là nơi có cộng đồng người Chăm sinh sống. Theo đạo Hồi (Islam), những người dân ở đây không ăn thịt heo, không uống rượu, bia.
-
Tháp Nhạn tọa lạc uy nghi trên đỉnh núi Nhạn thuộc Phường 1, TP Tuy Hòa (Phú Yên), cách trung tâm thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên chừng 3,5 km với độ cao 64m so với mực nước biển. Loại gạch xây tháp có khối lượng nhẹ hơn một viên gạch thông thường khoảng 1,3 lần.
-
Trải qua bao thăng trầm dâu bể và chiến tranh tao loạn, đến nay trên mảnh đất Quảng Trị còn tồn tại rất nhiều giếng cổ Champa nguyên vẹn, vẫn phát huy tốt chức năng cấp nước sinh hoạt và sản xuất.
-
Người Chămpa đã để lại trên đất Quảng Ngãi nhiều dấu tích về một nền văn hóa phong phú và độc đáo, với các di tích đền tháp, thành lũy, bia ký, tác phẩm điêu khắc... Mới đây, tại xã Nghĩa Trung (huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) đã phát hiện thêm hiện vật quý giá của người Chămpa.