Người Cơ Tu
-
Ai nhớ được già Cơlâu Blao nơi thung lũng làng Voòng (xã Tr’hy, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) đã bao nhiêu năm đóng khố, cùng người Cơ Tu trong trang phục truyền thống, băng rừng trên con đường mòn, làm những việc mà họ vẫn làm trong đời sống là bắt cá suối, bứt mây, săn dúi, lấy vỏ cây dệt áo...
-
Giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, có tộc người Cơ Tu sinh sống lâu đời, bền bỉ với thời gian. Trải qua bao biến đổi, thăng trầm của lịch sử và thiên nhiên, người Cơ Tu vẫn lưu giữ được nhiều bản sắc văn hoá quý giá cho cộng đồng mình về phong tục, lễ hội, trang phục, âm nhạc, ẩm thực…
-
Bao đời nay, người dân thôn Tà Lang, Giàn Bí, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, (TP Đà Nẵng) gắn liền với đặc sản cá niên-một loại cá suối. Theo tiếng Cơ Tu, cá niên được gọi là "A xiu hưr liêng". Già Siêng cho hay cá niên sống theo đàn, tập trung ở vùng nước sâu dọc các con sông, suối đầu nguồn, nơi có nước chảy xiết.
-
Các bức tranh điêu khắc gỗ của người Cơ Tu là những nét phác họa đơn giản, với những nhát gọt, đẽo không cầu kỳ về đường nét... song vẫn phản ánh được nhân sinh quan, thế giới quan của người Cơ Tu về vũ trụ, trời đất, vạn vật cũng như phong tục, tập quán...
-
Nằm ở thượng nguồn sông Cu Đê, cách trung tâm TP Đà Nẵng khoảng 30km về phía Tây, hai thôn Tà Lang và Giàn Bí thuộc xã Hoà Bắc (huyện Hoà Vang) là nơi đồng bào dân tộc Cơ Tu sinh sống. Người Cơ Tu ở Đà Nẵng đang ngày càng khá giả với cuộc sống văn minh hơn nhờ làm du lịch cộng đồng từ bản sắc văn hóa...
-
Anh Nguyễn Đức Thanh (33 tuổi, trú thôn Trà Hân, xã Phước Trà, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam) là người đồng bào dân tộc thiểu số Ca Dong sinh ra trong một gia đình còn nhiều khó khăn, nghèo đói bủa vây.
-
Mùa thu hoạch đẳng sâm, Alăng Lơ, xã biên giới Ch’Ơm, huyện Tây Giang, (tỉnh Quảng Nam) gần như không ở nhà. Vài người làng đứng gần đó nói, từ sáng sớm anh đã lên rẫy phụ vợ chăm sóc dược liệu.
-
Cư dân miền núi quê tôi (tỉnh Quảng Nam) cho rằng, không có gì tuyệt vời hơn trên bàn thờ tổ tiên, ông bà vào dịp cúng tất niên có món cá niên nướng mộc được xiên vào những cây que tre cắm trên nồi hương. Họ quan niệm, cúng cá niên sẽ được hên, may mắn cả niên (năm).
-
Thượng nguồn dòng sông Côn xuất phát từ huyện Nam Đông (Thừa Thiên Huế). Con sông quanh co giữa rừng theo hướng bắc-nam, đi qua các xã A Ting, Sông Kôn, Kà Dăng (huyện Đông Giang) rồi hòa vào dòng sông Vu Gia tại xã Đại Lãnh (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam).
-
Nhắc đến rượu cần Phú Túc là nhớ đến sự cần mẫn và tâm huyết của ông Lê Văn Nghĩa (68 tuổi) trú thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng. Ông là người đã làm sống lại nghề nấu rượu cần của người Cơ Tu và góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.