-
Chương trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hiện đang được Chính phủ, Thủ tướng hết sức quan tâm. Tại thành phố Đà Nẵng, hoạt động này đã có nhiều kết quả tích cực và bắt đầu đi vào chiều sâu. Lĩnh vực nông nghiệp đang là "mảnh đất màu mỡ" để triển khai các dự án khởi nghiệp một cách hiệu quả nhất.
-
Trong 2 ngày 3 - 4/10 tại TP.HCM, cuộc thi Dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn 2020, do Trung tâm BSA kết hợp với Ban Thanh niên nông thôn của Trung ương Đoàn tổ chức tiếp tục vòng bán kết 3 với 48 dự án đến từ các tỉnh, thành khu vực Nam bộ.
-
Chết mê, chết mệt với giống gà ta ở Gò Công (Tiền Giang) từ thuở thiếu thời, bằng những nỗ lực vượt bậc, đến cuối đời lão nông này mới gắn được 4 sao OCOP cho giống gà này.
-
Mỗi một con cá trắm đen đạt trọng lượng 10kg, anh Nguyễn Xuân Sang (ở xóm Nai, xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình) lãi được 2 triệu đồng.
-
Trang trại nuôi cá VietGAP của anh nông dân trẻ Lê Văn Lâm (SN 1986) ở xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Nội rộng tới 11 mẫu. Mỗi năm, trang trại nuôi cá VietGAP xuất bán trên 80 tấn cá trắm, trôi, chép mà con nào con nấy khi bắt lên đều thuộc hàng "khủng", thịt chắc nịch.
-
Ông Kim Văn Tiêu (ảnh) - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến cáo như vậy, khi trao đổi với phóng viên Báo NTNN về các mô hình canh tác lúa - tôm hay cá - lúa...
-
Mới chỉ hơn 2 năm thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (Chương trình OCOP), huyện Hiệp Đức (Quảng Nam) đã có 3 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP. Đây là kết quả đáng ghi nhận cho cách làm hiệu quả của địa phương này, cũng như các chủ thể tham gia chương trình.
-
Mô hình tôm - lúa được các ngành chức năng đánh giá có hiệu quả cao và bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Vì vậy, những năm gần đây, các tỉnh ĐBSCL hướng đến xây dựng và nhân rộng mô hình này theo hướng an toàn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
-
Từng là tỉnh miền núi nghèo, nhưng nhờ dạy nghề mà giờ đây Tuyên Quang đã gặt hái được nhiều thành tựu. Nổi bật là việc xây dựng mô hình điểm trong dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, góp phần mạnh mẽ chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh.
-
Sau một năm triển khai chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Sóc Trăng đã có 42 doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia với 75 sản phẩm đã khẳng định được thương hiệu, hình ảnh. Đặc biệt trong năm 2020, tỉnh đang xây dựng và cho ra mắt sản phẩm OCOP về du lịch nông thôn đặc trưng và đậm chất miền Tây.
-
Để phát huy hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ sản xuất của chương trình xây dựng nông thôn mới, tỉnh Lạng Sơn xác định việc lựa chọn mô hình phù hợp, sát với điều kiện thực tế có vai trò rất quan trọng, góp phần giúp người dân tăng thu nhập, hoàn thành các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.
-
Nhằm nâng cao nhận thức cho bà con nông dân về hiệu quả của mô hình nuôi cá trong ruộng lúa và dễ dàng nhân rộng, cuối tuần qua, Trung tâm Khuyến nông quốc gia (KNQG) đã tổ chức tọa đàm “Phát triển mô hình nuôi cá - lúa đạt hiệu quả cao và bền vững” tại xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức (Hà Nội).
-
Tận dụng lợi thế mặt nước của hồ chứa thủy lợi Suối Loa, nhiều nông dân ở xã miền núi Ba Động, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi đã mạnh dạn thành lập tổ hợp tác để nuôi cá lồng bè. Mỗi đợt thu hoạch, bà con kéo lưới lên toàn cá to, bán được giá cao.
-
Những năm gần đây, nhiều hộ gia đình ở xã Hợp Thanh (huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội) đã có thu nhập khá từ mô hình thả cá trong ruộng lúa. Thực tế cho thấy, mô hình thả cá trong ruộng lúa cho năng suất tốt, thu nhập bình quân đạt từ 110 - 130 triệu đồng, cao hơn rất nhiều so với chỉ trồng 2 vụ lúa.