Tùy theo nhịp kéo của người đàn, khi réo rắt, lúc lại du dương, tiếng đàn Chư ra bon từ bao đời đã trở thành linh hồn, là nhạc cụ không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa, đời sống tinh thần của người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh).
Khác với nhiều nơi chỉ dùng đá làm công cụ gõ nhịp tương tự như trống, những bộ đàn đá của người xưa ở Việt Nam được đẽo gọt và có âm thanh là nốt nhạc chuẩn.
Một người đàn ông không tay nhưng lại đánh guitar "siêu đỉnh" bằng chân, chỉ cần xem những hình ảnh đó bạn đã thấy thán phục và tự mình phải nỗ lực hơn bao giờ hết.
Điệu hát Ayray rộn ràng cất lên trên sân khấu, tiếng đàn Đinh Năm trầm bổng réo rắt hoà quyện theo... Già Ama Loan với đôi mắt sáng ngời rám nắng thỉnh thoảng nhìn sang các con, các cháu mình với ánh mắt trìu mến.
Đoàn tuồng Phú Mẫn ở huyện Yên Phong (Bắc Ninh) vốn nổi tiếng là một trong những cái nôi tuồng cổ. Với truyền thống hàng trăm năm, nơi đây đã sản sinh ra nhiều lớp nghệ sĩ cho Nhà hát Tuồng Việt Nam. Tuy nhiên, nghệ thuật tuồng nơi đây đang phải đối mặt với nguy cơ thất truyền.
7 năm tìm hiểu và nghiên cứu về nhạc cụ tuồng, anh Esbjorn Wettermark, người Thụy Điển, đã đi khắp Việt Nam với mong muốn được tiếp xúc, học hỏi về nhạc cụ tuồng và đưa tuồng Việt ra thế giới.