Nhân vật có thể làm đảo lộn chính trường Mỹ

Thứ sáu, ngày 02/09/2022 11:01 AM (GMT+7)
Đảng Cộng hòa có thể bị ảnh hưởng trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11 tới, khi hình ảnh thống trị của cựu Tổng thống Donald Trump đang dần phá vỡ những quy tắc trên chính trường Mỹ.
Bình luận 0
Nhân vật có thể làm đảo lộn chính trường Mỹ - Ảnh 1.

Cựu Tổng thống Donald Trump rời tòa Tháp Trump hôm 10/8 (Ảnh: AP)

Từ lâu nay, các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại nước Mỹ đều hướng về nhà lãnh đạo hiện đang nắm quyền tại Nhà Trắng và được ví một cuộc trưng cầu dân ý về tổng thống đương nhiệm và đảng của ông.

Nhưng liệu các quy tắc và giả định cũ có tiếp tục diễn ra như trước đây không? Vì cựu Tổng thống Donald Trump, mọi việc có thể bị đảo lộn trong năm nay.

Nền chính trị Mỹ có thể được chia thành hai thời đại: trước và sau khi ông Trump xuất hiện. Những quy tắc đúng trước khi ông Trump xuất hiện trên chính trường Mỹ và gây nhiều sóng gió không còn phù hợp với thực tế hiện nay.

Ông Trump đã phá vỡ các quy tắc và giả định cũ trên con đường tiến vào Nhà Trắng, thay đổi nhiều điều hơn trong nhiệm kỳ tổng thống và vẫn tiếp tục phá vỡ các giả định kể cả khi không còn nắm quyền.

Tuy nhiên, điều này có thể phủ bóng cơ hội của đảng Cộng hòa trước cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11.

Một cuộc bầu cử rất khác

Cuộc bầu cử vào tháng 11 sắp tới được xem là bài toán thử thách lớn đối với đương kim Tổng thống Joe Biden và đảng Dân chủ, trước áp lực lạm phát và sự bất bình với cách điều hành của tổng thống đương nhiệm.

Tuy nhiên, các đảng viên Cộng hòa cũng không thể thoát khỏi thực tế rằng, ông Trump và phong trào Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại (MAGA) cũng sẽ trở thành mục tiêu.

Kể từ khi ông Trump tham gia chính trường, các cuộc bầu cử diễn ra ngày càng gay gắt và thu hút thêm hàng triệu người Mỹ đến các điểm bỏ phiếu.

Năm 2016, khoảng 137 triệu người Mỹ đã đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống bước ngoặt, so với con số 130 triệu trong năm 2008 và 2012. Đến năm 2020, số cử tri tăng vọt lên 158 triệu.

Tổng thống Biden nhận được nhiều hơn 15,4 triệu phiếu bầu so với bà Hillary Clinton vào năm 2016 và ông Trump đã thu hút thêm 11,2 triệu phiếu vào năm 2020 so với chiến dịch bầu cử đầu tiên. Tỷ lệ phiếu bầu phổ thông của đảng Dân chủ đã tăng từ gần 3 triệu vào năm 2016 lên 7 triệu vào năm 2020.

Các cuộc đua cho vị trí tổng thống không phải là ví dụ duy nhất về nhân tố Trump. Điều đáng kinh ngạc hơn đã xảy ra vào năm 2018.

Trong nhiều thập niên, tỷ lệ cử tri đi bầu giữa nhiệm kỳ, luôn thấp hơn so với các năm bầu tổng thống, dao động trong một phạm vi tương đối hẹp: Từ cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ này sang cuộc bầu cử giữa kỳ khác, số cử tri đi bầu hiếm khi tăng hoặc giảm nhiều hơn một vài điểm phần trăm.

Đến năm 2018, tổng số cử tri đi bầu tăng 11 điểm % so với năm 2014, chạm mốc cao nhất trong khoảng một thế kỷ, theo dữ liệu điều tra dân số.

Đây cũng là do ảnh hưởng từ yếu tố Trump, trong trường hợp này là "cuộc nổi dậy" của cử tri nữ chống lại ông.

Theo tính toán từ công ty Catalist, đảng Dân chủ đã giành được nhiều hơn 23 triệu phiếu bầu so với năm 2014 và đảng Cộng hòa nhận thêm khoảng 11 triệu phiếu. Ông Trump không có tên trên lá phiếu, nhưng là động lực lớn nhất.

Mặc dù không ai có thể dự đoán số cử tri đi bầu vào mùa thu năm nay có như bước ngoặt của năm 2018 hay không, có những dấu hiệu cho thấy đây sẽ là cuộc bầu cử thời "hậu Donald Trump", và không nhất thiết phải tuân theo các tiêu chuẩn trước.

Đảng Cộng hòa đã đặt nhiều kỳ vọng vào cuộc bầu cử lần này, dựa trên các yếu tố như xếp hạng tín nhiệm thấp của ông Biden và tỷ lệ lạm phát cao nhất trong 40 năm, ngay cả khi nền kinh tế phát triển tạo nhiều công ăn việc làm.

Tuy nhiên, những tính toán đó được các nhà phân tích độc lập coi là quá lạc quan, nếu đảng này chỉ có ý định nhắm vào các khu vực mà ông Biden chiến thắng với tỷ lệ dễ chịu trong cuộc bầu cử năm 2020.

Nhưng điều đó không có nghĩa đảng Cộng hòa không có lợi thế rõ ràng. Thậm chí, nhiều đảng viên Dân chủ đã than thở, tình hình có vẻ tồi tệ hơn đối với đảng của họ.

Hồi đầu năm, các quan chức Nhà Trắng khẳng định "MAGA" tác động xấu tới nhiều cử tri và nếu nó được áp dụng rộng rãi và hiệu quả cho đảng Cộng hòa, nó có thể thay đổi cuộc bầu cử giữa kỳ, từ một cuộc trưng cầu dân ý thuần túy về ông Biden thành sự lựa chọn giữa hai triết lý, và có lẽ là cả hai nhà lãnh đạo, vốn đều không được yêu thích.

Hôm 25/8, Tổng thống Biden đã có một bài phát biểu được ủng hộ ở vùng ngoại ô Maryland, nêu bật kế hoạch của Nhà Trắng về chiến lược tranh cử trong hơn 2 tháng tới.

Ông Biden mô tả đảng Cộng hòa do ông Trump lãnh đạo đã chuyển hướng sang "chủ nghĩa bán phát xít" và nói: "Đảng Cộng hòa MAGA không chỉ đe dọa quyền cá nhân và an ninh kinh tế của chúng tôi. Họ là một mối đe dọa đối với nền dân chủ của chúng ta".

Thông điệp đó là một phần chiến dịch của ông trong cuộc bầu cử sắp tới mà các quan chức Nhà Trắng coi là cách hiệu quả nhất để khởi động chiến dịch giữa nhiệm kỳ.

Mục tiêu còn lại sẽ là tập trung vào những chiến thắng lập pháp gần đây của đảng Dân chủ và nếu các con số này giữ nguyên, chỉ ra giá xăng giảm để bù đắp nỗi lo của cử tri về lạm phát cao trong năm nay.

Một mình ông Biden không thể một mình thay đổi cuộc đua giữa nhiệm kỳ, nhưng ông đang có một đối tác bất ngờ. Đó là cựu Tổng thống Trump và các đảng viên Cộng hòa.

Vị cựu Tổng thống này vẫn ở vị trí dẫn đầu trong năm bầu cử này, tiếp tục những tuyên bố vô căn cứ về một cuộc bầu cử bị đánh cắp năm 2020, vướng vào các cuộc điều tra của Bộ Tư pháp về việc lưu giữ các tài liệu mật và cuộc bạo động Điện Capitol vào ngày 6/1/2021.

Trong khi đó, sự tán thành rộng rãi trong nội bộ đảng Cộng hòa cũng cho thấy vị cựu Tổng thống vẫn có sức ảnh hưởng rất lớn.

Ở nhiều bang, các cử tri sơ bộ của đảng Cộng hòa đã đề cử những người phủ nhận kết quả bầu cử năm 2020 là ứng viên. Nếu được bầu vào mùa thu, những chính trị gia này sẽ tác động đến cuộc bầu cử năm 2024. Điều đó càng củng cố cho những lời cáo buộc của Tổng thống Biden và đảng Dân chủ rằng, đảng Cộng hòa đã bị phong trào MAGA thống trị.

Không chỉ là phá vỡ các quy tắc chính trị

Ông Trump cũng bị chú ý thông qua các phiên điều trần công khai của ủy ban Hạ viện điều tra vụ tấn công ngày 6/1/2020 vào Điện Capitol.

Các phiên điều trần đã cho thấy những nỗ lực mà ông Trump và những người thân cận nhằm lật ngược kết quả bầu cử năm 2020, từ đó cho thấy mức độ đe dọa với cuộc bầu cử năm 2024, nếu những đảng viên Cộng hòa thân cận với cựu tổng thống kiểm soát chính quyền.

Việc khám xét của các đặc vụ FBI đã chạm đến những gì hiện là một câu chuyện kéo dài hàng tuần và có khả năng sẽ tiếp tục trong nhiều tuần nữa. Ông Trump không chỉ phá vỡ các quy tắc chính trị mà còn có thể đã phạm luật.

Một yếu tố khác góp phần thay đổi cục diện - phán quyết của Tòa án Tối cao lật ngược vụ kiện Roe v. Wade - cũng có dấu ấn của ông Trump trên đó. Ba thẩm phán mà ông đề cử gồm Neil M. Gorsuch, Brett M. Kavanaugh và Amy Coney Barrett, đều liên quan đến phán quyết này.

Quyết định của Tổ chức Y tế Phụ nữ Dobbs kiện Jackson về quyền phá thai đã tạo ra làn sóng cử tri nữ ở một số bang và trở thành động lực thúc đẩy nhiều phụ nữ và nam giới đi bỏ phiếu vào tháng 11 tới, đặc biệt là các cử tri độc lập. Cuộc bỏ phiếu áp đảo hồi đầu tháng nhằm duy trì quyền phá thai trong hiến pháp Kansas là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy sức mạnh của vấn đề này.

Nhưng chiến thắng gần đây của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử đặc biệt tại Hạ viện ở bang New York, nơi phá thai là vấn đề trọng tâm, đã cung cấp một dấu hiệu khác về sức mạnh của vấn đề này trong việc định hình lại các giả định về cuộc bầu cử tháng 11 và đã khiến các đảng viên Cộng hòa lo sợ.

Trong khi đó, xếp hạng tín nhiệm của ông Biden đã được cải thiện trong những tuần gần đây nhưng vẫn có nguy cơ cản trở các ứng cử viên đảng Dân chủ. Theo Washington Post, hầu hết ứng viên đảng Dân chủ muốn tự vận động tranh cử hơn là mời ông Biden đến các tiểu bang của họ.

Nhưng xếp hạng tín nhiệm có thể không phải là một chỉ dấu rõ ràng về cuộc bầu cử giữa kỳ sắp tới như những cuộc bầu cử trước đó. 

Các chiến lược gia đảng Dân chủ đã nhìn thấy, xếp hạng tín nhiệm của một số ứng viên tăng lên ngay cả khi chỉ số của ông Biden giảm. Điều đó cho thấy số phận của các ứng cử viên có thể tách biệt phần nào so mức tín nhiệm của tổng thống. Nhưng đây vẫn là một năm khó khăn với đảng Dân chủ.

Các chiến lược gia đảng Dân chủ đã thấy xếp hạng chấp thuận của một số ứng cử viên tăng lên, ngay cả khi ông Biden đang giảm, cho thấy rằng số phận của các ứng cử viên có thể bị tách biệt phần nào với xếp hạng của Tổng thống.

Nhưng dù nói gì đi chăng nữa, đây vẫn là một năm khó khăn đối với đảng Dân chủ. Hiệu ứng phân cực của một cựu tổng thống hiện tại và gây tranh cãi có nghĩa là cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ này có thể không phù hợp với các tiêu chuẩn từng có.

Thanh Thành (Dân trí)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem