Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021
-
Hiến 3.500 m2 đất để xây trường học, mở đường, cùng với việc được người dân tín nhiệm bầu làm trưởng thôn 16 năm - ông Đặng Văn Đạt, dân tộc Dao, thôn Nà Nghè, xã Yên Cường, huyện Bắc Mê (Hà Giang) là một tấm gương điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới và là 1 trong 63 Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021.
-
Là một trong 63 Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021, ông Nguyễn Văn Thục (xóm 5, xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, Nam Định) làm giàu với mô hình nuôi lợn thảo dược, tức là cho lợn ăn các loài cây thuốc Nam, cây thảo dược trộn với cám...
-
Ma Thị Chú (ở xã Lùng Vai, huyện Mường Khương, Lào Cai) rất mơ hồ về khái niệm chuyển đổi số, nhưng bản thân cô cũng như nhiều nông dân khác ở xã đã trực tiếp tham gia quá trình chuyển đổi số từ 2 năm nay, thông qua việc bán hàng livestream trên mạng.
-
Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam 2021: Mong bình ổn giá giúp nông dân thoát cảnh “1 cổ 3 tròng”
Chia sẻ niềm vui khi được khi được tham gia Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam 2021, nhiều nông dân Việt Nam xuất sắc mong muốn Nhà nước, các ngành chức năng có chính sách bình ổn giá thức ăn chăn nuôi, phân bón, vật tư nông nghiệp để bà con yên tâm sản xuất. -
Nhắc đến ông Nguyễn Quốc Hùng (cư ngụ thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) người dân vùng Bảy Núi, An Giang ai ai cũng nể phục. Ông Nguyễn Quốc Hùng là 1 trong số ít nông dân của cả nước 2 lần được bình chọn và nhận danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc".
-
Nhờ thành tích đặc biệt xuất sắc trong việc sản xuất, chế biến, xuất khẩu các sản phẩm từ củ nghệ sang thị trường Nhật Bản, châu Âu, anh Hoàng Quang Đông - Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Minh Châu Hưng Yên được bình chọn là 1 trong 63 gương mặt nhà nông của cả nước nhận danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021".
-
Nông dân Nguyễn Xuân Cần đã trải qua rất nhiều lần thất bại, có lúc sổ đỏ, nhà cửa mang đi "cầm" để bám lấy cái nghiệp nuôi tôm. Rồi từ đây, đất không phụ lòng người, có chí làm giàu đã giúp nông dân Cần trở thành ông “vua tôm” ở tỉnh Quảng Nam.
-
Nỗ lực trồng khóm, biến vùng đất đất hoang hóa miền biên cương thành cơ ngơi bạc tỷ của ông Nguyễn Văn Sáu ở xã Phước Bình, TX Trảng Bàng là hành trình dài gắn liền đề án chuỗi giá trị của tỉnh Tây Ninh.
-
Trải qua nhiều thăng trầm, vất vả trong cuộc sống, nông dân Trần Thị Lệ (SN 1967, thôn Lương Lộc, xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) đã vươn lên khá giả, giàu có nhờ nghề nuôi heo. Bà Lệ vinh dự được bình chọn là 1 trong 63 gương mặt nhà nông của cả nước nhận danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021".
-
Với sự dẫn dắt của ông Trần Văn Công (SN 1964) ở ấp Giồng Trôm, xã Mỹ Chánh, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Phú Mỹ Châu ngày càng ăn nên làm ra. Vì vậy, nhiều năm liền, HTX nhận được nhiều Bằng khen, trong đó có Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ NNPTNT
-
Nhiều năm trước, bản Lĩnh, xã Mường Pồn, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) là địa bàn phức tạp về tình hình tội phạm ma túy, trộm cắp, mại dâm. Nhờ cách làm hay, sự năng nổ, nhiệt tình của người Bí thư Chi bộ trẻ Lường Văn Bình (dân tộc Thái), tình hình an ninh trật tự ở bản Lĩnh đã dần trở nên bình yên và trù phú...
-
Xây những chiếc bể, làm những chiếc ao ví như "khách sạn 5 sao" để nuôi tôm công nghệ cao, ông Đặng Văn Bảy (ông Bảy An) ở ấp Đại Thôn, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre bỏ túi từ 20-35 tỷ đồng mỗi năm.
-
Tại “Thủ phủ trái cây” của miền Tây là tỉnh Tiền Giang, trong khi nhiều người chọn trồng cây ăn trái làm giàu, ông Tư Mật (Phan Văn Mật, xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang), lại chọn mô hình ương cá giống, các loài cá quý hiếm "suýt tuyệt chủng". Mỗi năm, ông Tư Mật có doanh thu từ ương cá giống hơn 1 tỷ đồng.
Chủ đề nóng