Nuôi cá dày đặc

  • Nuôi thủy sản, cụ thể nuôi cá trong ao bán nổi là phương pháp nuôi mới ở Thái Bình. Với mô hình nuôi cá này, nông dân không cần đào ao, chỉ cần tạo dựng bờ trên mặt ruộng, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn gấp hai lần so với nuôi ao truyền thống, gấp năm lần so với cấy lúa.
  • Mạnh dạn thay đổi lối mòn trong nuôi cá, ông Phan Nhân Lợi ở thôn Đa Phúc, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội đang thu lợi kép nhờ phương pháp nuôi cá chép theo công nghệ tiên tiến là "đào" sông trong ao nuôi cá dày đặc.
  • Anh Trần Đình Thanh, tổ dân phố 5 thị trấn Xuân An - người đầu tiên áp dụng mô hình nuôi cá bằng lồng nhựa HDPE dưới hồ Khe Lim của xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh). Sau hơn 4 tháng thả nuôi, mô hình nuôi cá áp dụng công nghệ HDPE của anh Thanh đạt năng suất 20 kg/m3 với sản lượng hơn 10 tấn, thu về hơn 1 tỷ đồng.
  • Anh Trần Đình Thanh, tổ dân phố 5 thị trấn Xuân An - người đầu tiên áp dụng mô hình nuôi cá bằng lồng nhựa HDPE dưới hồ Khe Lim của xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh). Sau hơn 4 tháng thả nuôi, mô hình nuôi cá áp dụng công nghệ HDPE của anh Thanh đạt năng suất 20 kg/m3 với sản lượng hơn 10 tấn, thu về hơn 1 tỷ đồng.
  • Ông Tô Hiến Thành, ở xã Danh Thắng, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) là người dành nhiều tâm huyết phát triển mô hình nuôi lợn hữu cơ, đã trở thành “Vua lợn Oganic” khi có trong tay trại lợn 12 tỷ đồng. Mới đây, ông còn thành công với công nghệ nuôi cá cho năng suất "khủng": 4 tạ/m2/năm, vun đắp thêm khát vọng tạo ra nhiều thực phẩm sạch của “siêu nông dân” này.
  • "Bể cá thần" kỳ diệu này rộng vỏn vẹn 100 m2 nhưng có thể nuôi được lượng cá gấp 20 lần so với ao thường, giúp tiết kiệm diện tích và nước nuôi cá. Điều quan trọng là "bể cá thần" này giúp nhà nông lãi đậm. Đây là mô hình nuôi cá “sông trong ao” được anh Lưu Văn Dũng, thôn Quang Xá, xã Quang Hưng, huyện Phù Cừ (Hưng Yên) áp dụng thành công, cho doanh thu gần chục tỷ đồng mỗi năm.