Nuôi cá sặc rằn
-
Trong khi giá các loại cá rô, cá lóc, cá trê… liên tục rớt thê thảm khiến cho người nuôi điêu đứng, thì cá sặc rằn nuôi thành công ở Bình Dương vẫn hút hàng và giá vẫn rất cao, từ 55.000 đến 60.000 đồng/kg. Nuôi cá sặc rằn người nuôi không bị tiểu thương ép giá, bởi cá sặc rằn càng lớn thì giá bán càng cao...
-
Với diện tích mặt nước 0,1 ha, anh Cao Hiếu Kỳ ở ấp Tầm Vu 1, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang nuôi kết hợp ếch thịt và cá sặc rằn. Trên anh làm vèo thả nuôi ếch dày đặc, dưới mặt vèo anh thả nuôi cá sặc rằn-một loại cá đặc sản. Mô hình nuôi kết hợp ếch với cá có thu nhập 189.000.000 đồng/năm.
-
Sau hơn 6 tháng thả nuôi cá sặc rằn trong ao vườn tại 2 xã Đức Mỹ và xã Nhị Long Phú, huyện Càng Long (tỉnh Trà Vinh), với cỡ cá sặc rằn giống ban đầu 300 - 400 con/kg, cho ăn bằng thức ăn viên kết hợp thức ăn tự chế biến, cá sặc rằn thương phẩm đạt cỡ trung bình 100g/con, tỷ lệ sống khoảng 90%.
-
Theo thống kê, đến nay, toàn huyện Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp) thu hoạch trên 110ha cá sặc rằn, tập trung ở xã Láng Biển. Giá cá sặc rằn mẫu 5 con/kg dao động từ 71.000-72.000 đồng/kg
-
Ông Nguyễn Văn Dậu - ngụ ấp Đông lợi A, xã Đông Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đã tận dụng mặt nước mương vườn sẳn có để nuôi cá thát ghép với cá sặc rằn, cá sặc bướm, bước đầu cho thấy phát huy hiệu quả kinh tế cao, nâng thêm thu nhập kinh tế gia đình trên đơn vị diện tích.
-
Cá sặc rằn hay cá lò tho là một loài cá thuộc họ cá tai tượng. Khô cá sặc rằn được xem như đặc sản vùng đồng bằng sông Cửu Long, do chất lượng thịt thơm ngon, người tiêu dùng ưa chuộng. Vì vậy, nuôi cá sặc rằn thương phẩm ngày càng được nhiều nông dân Tiền Giang quan tâm.
-
Là người ham học hỏi, ông Lâm Trường Thọ ngụ ấp Thạnh thắng, xã Hỏa tiến,thành phố Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang) đã lựa chọn mô hình nuôi thí điểm vịt xiêm Pháp kết hợp đào rãnh nuôi cá trong mương khóm. Đây là mô hình có chi phí đầu tư thấp và hạn chế ô nhiễm môi trường nông thôn.
-
Thời gian gần đây, người nuôi cá sặc rằn ở huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) vô cùng lo lắng, vì giá bán cá sặc rằn này liên tục giảm.
-
Tại tỉnh Cà Mau, giá cá sặc rằn (cá bổi) rẻ chưa từng thấy, thấp kỷ lục, trong khi đó thương hiệu “khô cá bổi U Minh” đang bị làm giả, khiến nhiều nông dân phải lao đao. Tình cảnh khốn khổ của nông dân nuôi cá bổi ở Cà Mau ví như "1 cổ 2 tròng".
-
Tương đồng về môi trường sống nên có thể tăng giá trị kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích khi kết hợp nuôi ba ba kết hợp với cá sặc rằn. Đây là mô hình nuôi trồng thủy sản LẠ MÀ HAY của ông Phùng Văn Thức, xã Tam Lập, huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương).