Nuôi dê boer
-
Với quy mô đàn dê hơn 1.000 con, mô hình nuôi dê Boer thương phẩm (giống dê ngoại) của gia đình ông Nguyễn Văn Tú, nông dân thôn Phú Cường, xã Hợp Lý (huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) mang về thu nhập hằng năm từ 500-600 triệu đồng cho gia đình.
-
Nhận biết và lựa chọn thời điểm thích hợp để phối giống cho dê là yếu tố quan trọng giúp tăng năng suất số lượng đàn và có được những cá thể dê khoẻ mạnh. Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng sẽ chia sẻ tới bà con những kiến thức bổ ích về vấn đề này trong chương trình GÓC CHUYÊN GIA.
-
Bắt đầu vì niềm đam mê, không ngờ mô hình nuôi dê Boer lai của anh Nguyễn Đức Thuận (25 tuổi, thôn Tân An, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, Gia Lai) đã đem lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho gia đình. Mô hình còn tạo công ăn việc làm cho nhiều hộ gia đình khác tại địa phương.
-
Nhờ nuôi dê Boer ngoại nhập mà hai năm trở lại đây, nhiều nông dân tại các tỉnh đã thành công và có thu nhập cao, bà con bỏ túi tiền tỷ/năm. Được biết, hiện trang trại dê DTH FARMT (thuộc Công ty Phát triển công nghiệp Việt Nam DTH (Công ty DTH) là một trong những trang trại nuôi dê Boer lớn nhất hiện nay ở Việt Nam.
-
Hiện nay, mô hình nuôi dê, đặc biệt là nuôi dê boer vừa cho hiệu quả kinh tế cao vừa dễ chăm sóc, thức ăn cho dê cũng rất sẵn chủ yếu là cỏ, lá cây. Dê boer tăng trưởng nhanh, ít dịch bệnh và còn phù hợp với khí hậu Việt Nam.
-
Nhiều người gọi ông Nguyễn Thái, Bình Điền, Bình Ninh, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long là "kiện tướng nuôi dê". Ông Thái không chỉ khoái nuôi dê mà còn làm giàu từ đàn be be với khoản lời mỗi năm lên đến hàng trăm triệu đồng.
-
Tốt nghiệp Cao đẳng Chăn nuôi và Thú y của Trường Đại học Tây Nguyên, sau 1 năm làm cán bộ thú y tại huyện Cư Kuin-tỉnh Đắk Lắk, Nguyễn Văn Duy xin thôi việc và về quê Gia Lai khởi nghiệp từ nuôi dê Boer (một giống dê có nguồn gốc từ Nam Phi). Hiện trang trại dê của Duy được đánh giá là có quy mô lớn nhất các huyện phía Đông Nam của tỉnh.