Khoảng 10 năm trước, anh Nguyễn Thanh Khắc (SN 1984) ngụ ấp 2, xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) trở về quê sau những năm dài thuê đất trồng lúa không mang lại hiệu quả nơi đất khách, thấy nhiều anh em trong xóm nuôi lươn hiệu quả nên anh Khắc cũng gom vốn liếng nuôi lươn.
Hiện nay, tại huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) mô hình nuôi lươn không bùn phát triển mạnh, do vậy nguồn lươn giống đang khan hiếm. Từ sự đam mê có sẵn kỹ thuật và nắm bắt được nhu cầu một số hộ đã mạnh dạn đầu tư để nuôi sinh sản lươn giống bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhiều nông dân huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp vươn lên làm giàu nhờ mô hình nuôi lươn không bùn, nuôi bò sinh sản...Những mô hình này có Hội nông dân đứng ra ủy thác, tín chấp cho vay vốn; tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật...
Mô hình ươm nuôi lươn giống bằng trùn quế đang phát triển mạnh trên địa bàn Thị xã Long Mỹ và Huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) giúp tăng thêm thu nhập cho nhiều hộ gia đình.
Sau một thời gian dài chật vật cùng nhiều lần thất bại, cuối cùng, ông Bùi Tấn Thịnh, ngụ tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang đã thành công nhờ mô hình nuôi lươn trong can nhựa cực kỳ độc đáo, cho thu nhập cao.
Nhiều nông dân ở xã An Long, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã tận dụng diện tích đất trống cạnh nhà, xây dựng hồ xi măng để nuôi lươn lươn đồng. Gia đình anh Rô Bi là một điển hình. Nhờ nuôi lươn đồng trong bể xi măng, bên trên phủ lục bình mà mỗi vụ thu hoạch bán lươn gia đình anh mang về 450 triệu đồng.
Từ nguồn kinh phí của huyện, trong năm 2017 Trạm Khuyến nông huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang) đã xây dựng dự án nuôi lươn sinh sản bán nhân tạo. Với quy mô 2 hộ (1 hộ tại xã Vĩnh Thuận Tây và 1 hộ tại xã Vị Thắng). Lươn giống khỏe, bán nhanh, lươn thịt bán với giá 190.000 đồng/ký.
Mô hình nuôi lươn thịt thương phẩm không bùn trong chuồng heo cũ của anh Nguyễn Văn Hạt, ấp 6, xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình anh bởi mô hình này ít công chăm sóc, thời gian nuôi ngắn, chi phí thấp lại dễ nuôi.
Từng làm giám đốc nhân sự cho một công ty Hàn Quốc ở TP.HCM, anh Nguyễn Thanh Tân (ấp Bình Hòa 1, xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) "làm liều" nghỉ việc trở về quê lập nghiệp với nghề nuôi lươn.