Khoảng 3 năm trở lại đây, người dân xã Tân Thành (Phú Bình) đã khai thác thế mạnh đồi rừng để nuôi ong lấy mật. Nghề nuôi ong lấy mật đã giúp bà con nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
Dựa vào điều kiện tự nhiên, nông dân tại nhiều địa phương đã mạnh dạn phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong lấy mật, điển hình như tại HTX Mật ong Tùng Hằng, sản phẩm mật ong hoa rừng ngập mặn nguyên chất của HTX được chứng nhận OCOP đạt 3 sao và đang có những bước phát triển ổn định, bền vững.
Mặc dù thời tiết nắng nóng kéo dài nhưng sau gần 2 tháng nuôi, đàn ong của các hộ tại xã Sơn Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) phát triển tốt, ổn định đàn và đã cho khai thác được 3 đợt mật ong thơm lừng, năng suất trung bình đạt 1,8 - 2,1 kg/đợt/đàn.
Nỗ lực vượt khó, anh Đỗ Văn Hảo, bản Hát Sét, xã Chiềng Cang (huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La) đã thành công từ mô hình nuôi ong và trồng nhãn, thu về gần 500 triệu đồng/năm.
Dự án "Trao quyền kinh tế cho thanh niên dân tộc thiểu số tại Lai Châu" đã giúp thanh niên ở các xã khó khăn của huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu có điều kiện phát triển kinh tế. Mô hình nuôi ong ở xã Hoang Thèn của Lai Châu bước đầu thành công, người dân có thu nhập và thoát nghèo.
Tận dụng lợi thế diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng khá lớn, người dân trên địa bàn xã Đông Lợi (Sơn Dương, Tuyên Quang) những năm qua đã chú trọng phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Do nắm vững phương pháp nuôi ong, có kinh nghiệm, người nông dân Sơn Dương đã có những "mùa bội thu" mật ong.
Mở lớp đào tạo theo lối cầm tay chỉ việc, đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật nuôi ong, Tổ chức Plan, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp, Hội Liên hiệp Phụ nữ nhiều xã của huyện Phong Thổ (tỉnh Lai Châu) đang giúp thanh niên dân tộc thiểu số tăng thu nhập, thoát nghèo.
Người đàn ông 60 tuổi ở quận Ô Môn, TP.Cần Thơ chuyên đi bắt ong mật ở cột điện về nuôi gia công cho khoảng 25 hộ dân ở các tỉnh, thành ĐBSCL. Theo người đàn ông này, đa số các hộ dân thuê ông nuôi ong mật gia công đều rất giàu có.