Nuôi rắn hổ mang

  • "Thức ăn chính của rắn hổ mang là gà, vịt con thải loại. Nuôi rắn hổ mang tốn ít thức ăn, nhân công lao động vì từ 2- 3 ngày mới phải cho ăn 1 lần. Tuy nhiên, rắn hổ mang là loại rắn cực độc, vì vậy, trong quá trình nuôi phải thật sự cẩn thận, nhất là vào mùa giao phối, rắn hổ mang thường rất dữ tợn và hay tấn công người”-ông Phùng Văn Cương, thôn 4, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường Vĩnh Phúc) cho biết.
  • Ông Nguyễn Văn Thịnh, Giám đốc HTX Chăn nuôi và Chế biến rắn Thịnh Hưng (xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) cho biết: “Hiện, số lượng rắn nuôi của HTX đạt khoảng hơn 30.000 con rắn sinh sản, gấp hơn 60 lần so với thời điểm mới thành lập. Từ đầu năm 2018 đến nay, HTX cung ứng cho thị trường hơn 20.000 con rắn giống; hơn 300 bình rượu rắn; hơn 100 kg cao rắn, 5.000 chai rượu rắn; doanh thu đạt hơn 6 tỷ đồng, tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2006”.
  • Ông Nguyễn Văn Hữu, thương binh hạng 3/4, ngụ tại ấp Nhật Thành, xã Vân Khánh Đông, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang rất nổi tiếng trong vùng, bởi ông là người duy nhất của địa phương làm giàu từ nghề nuôi rắn hổ mang. Từ 1 con rắn hổ mang bò vào nhà mà ông bắt được, đến nay ông đã nuôi được cả 1 đàn rắn hổ mang.
  • Nuôi rắn độc là một nghề tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy hiểm, nhiều người ngoài nhìn vào không khỏi rùng mình khi nhìn thấy người dân chủ yếu dùng… tay không bắt rắn. Tuy nhiên, cũng chính cái nghề được coi là đùa giỡn với tử thần ấy đã và đang làm giàu cho rất nhiều người ở xã Vĩnh Sơn (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc)
  • Xã Vĩnh Sơn (Vĩnh Phúc) có tới hơn 1.000 hộ dân nuôi rắn hổ mang, mỗi năm xuất khẩu khoảng 200 tấn rắn sang các nước châu Á.
  • Anh Hạ Văn Trị, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) hiện đang nuôi khoảng gần 2.000 con rắn hổ mang phì và hàng nghìn quả trứng rắn chuẩn bị nở. Với việc nuôi đàn mãng xà cực độc phát ra tiếng kêu phì phì rợn người, mỗi năm gia đình anh Trị lãi hơn 1 tỷ đồng.
  • Người Vĩnh Sơn chỉ ưu tiên nuôi 3 loại rắn cực độc mà mới nghe tên đã "dựng tóc gáy, lạnh sống lưng” gồm hổ mang chúa, hổ mang phì và hổ mang trâu. Theo nghiên cứu, nọc độc của các loài rắn này đủ để giết chết một con voi.
  • Mới có khoảng 4 năm theo nghề nuôi rắn hổ mang-loài mãng xà cực độc mà gia đình anh Nguyễn Hữu Phúc trở thành 1 trong những hộ khá giả nhất xứ Đồng Lau, xã Đồng Văn, huyện Tân Kỳ (Nghệ An).
  • “Từ hơn 200 năm nay, con rắn đã gắn bó với đất và người Vĩnh Sơn. Người già làm bạn cùng rắn còn những đứa trẻ thì lớn lên giữa tiếng phì phò rùng rợn của “ông tử thần” - hổ mang. Rắn đã “đẻ trứng vàng” giúp cho vợ chồng tôi có cơ nghiệp hôm nay!” - anh Vũ Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty cổ phần dịch vụ và thương mại rắn Vĩnh Sơn mở đầu câu chuyện.
  • Gia đình Hạ Văn Trị, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) mỗi năm lãi hơn 1 tỷ đồng từ nuôi đàn rắn độc-hổ mang phì. Với nhiều người, nuôi rắn là nghề nguy hiểm, nhưng với anh Trị và các hộ dân ở làng rắn nổi tiếng Vĩnh Sơn thì là công việc bình thường hàng ngày...