Phụ nữ thời xưa và “mốt” tắm trắng bất chấp mọi hậu quả

Thứ ba, ngày 20/06/2017 16:30 PM (GMT+7)
Không chỉ phụ nữ thời nay mới chuộng làn da trắng sáng, những mỹ nhân xưa cũng có muôn kiểu làm trắng da với những phương pháp không ai ngờ tới.
Bình luận 0

Có thể nói da trắng đã trở thành chuẩn mực cần thiết của cái đẹp mà người phương Đông lẫn phương Tây đều xem trọng. Người phụ nữ sở hữu làn da trắng, không tì vết được xem như là hình mẫu lý tưởng của các cô gái. Với mong muốn có được làn da trắng sáng, người phụ nữ ở nhiều vùng miền khác nhau có những cách dưỡng trắng da riêng biệt mà thời nay chúng ta thường gọi đó là "tắm trắng".

img

Một geisha với làn da trắng, môi đỏ là chuẩn mực của cái đẹp Nhật Bản

Trong suy nghĩ nhiều người, da trắng là biểu hiện của tầng lớp quý tộc cao sang, vậy nên da trắng trở thành xu hướng theo đuổi của mọi phụ nữ. Nếu như ở Trung Quốc, Nhật Bản hay Việt Nam xưa, phụ nữ có da trắng luôn được đánh giá cao thì ở châu Âu (đặc biệt thời kỳ Phục Hưng), làn da trắng nhợt chính là biểu tượng của người phụ nữ quyến rũ, quý tộc. Thậm chí, phụ nữ xưa “cuồng” da trắng tới mức, họ sẵn sàng cắt máu, trang điểm bằng mọi cách để có được điều mong muốn, thậm chí da càng trắng bệch càng tốt.

img

Những hộp phấn bột của phụ nữ Hy Lạp cổ đại với thành phần chính là... chì

Từ xa xưa, những phụ nữ Nhật Bản và Trung Quốc thường sử dụng bột ngọc trai, bột từ vỏ sò giã mịn để phủ lên da mình. Thậm chí, có người đã từng nuốt thứ bột ấy với hi vọng làn da mình sẽ trắng trẻo mãi mãi. Nữ hoàng Cleopatra, người phụ nữ quyền lực nổi tiếng của Ai Cập cổ đại đã sử dụng mặt nạ làm từ hỗn hợp sữa lừa và phân cá sấu, sữa tắm được bào chế từ hàng nghìn cánh hoa hồng với sữa tươi để làm trắng da.

img

Nữ hoàng Anh Victoria cũng ưa chuộng một làn da trắng

Ở phương Tây phụ nữ đã biết dùng phấn bột làm trắng từ thời Hy Lạp cổ đại. Song, ít ai biết rằng, thành phần chính của phấn bột ấy là chì - một hóa chất có thể gây chết người. Người xưa cho rằng, bôi phấn ấy lên mặt da sẽ trắng xanh xao, là biểu hiện của sức khỏe tốt và vẻ đẹp quý tộc.

img

Hình ảnh một người phụ nữ phương Tây đang tắm trắng

Thời đại Victoria lại dùng thạch tín để làm trắng và mịn da mà không biết rằng đây là chất cực độc, có thể gây ung thư và tổn thương não. Thời kỳ nữ hoàng Elizabeth, chì là sản phẩm được ưa chuộng để tẩy da, nhưng nếu sử dụng thường xuyên có thể gây bạc tóc, khô da, rối loạn tiêu hóa và một số bệnh tật nguy hiểm khác. Có thời kỳ người phương Tây đã chế ra một loại xà phòng làm trắng gồm hỗn hợp chanh, bồ công anh nấu với asen và thủy ngân khiến rất nhiều phụ nữ mắc bệnh, thậm chí tử vong.

img

Quảng cáo loại xà phòng tắm trắng đầu thế kỷ XX

Tới giữa thế kỷ XX, những loại xà phòng mới ra đời, được quảng cáo là an toàn và hiệu quả tắm trắng cao, với thành phần gồm axit cacboxylic, phenol-hydroquinone và… vẫn là thủy ngân. Điều này chứng tỏ, ham muốn có một làn da trắng đã vượt lên tất cả, khiến không ít phụ nữ mù quáng và tự làm hại bản thân.

Huyền Trang (Khoevadep)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem