Theo đó, phương án quản lý rừng bền vững gồm: Kế hoạch sử dụng đất; khoán bảo vệ rừng; bảo tồn đa dạng sinh học; phát triển rừng phòng hộ; nghiên cứu khoa học khoa học, đào tạo nguồn nhân lực; hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; xây dựng hạ tầng phục vụ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng…
Tổng kinh phí hơn 127 tỷ đồng (ngân sách Nhà nước, vốn liên doanh, hợp tác đầu tư), thực hiện phân kỳ đầu tư theo năm và giai đoạn.
Dự kiến, phương án quản lý rừng bền vững sẽ tạo lập môi trường sinh thái bền vững, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần thực hiện Chiến lược chống biến đổi khí hậu; đồng thời bảo tồn đa dạng sinh học; hệ sinh thái; các loài động, thực vật; loài đặc hữu có trong khu vực.
Khai thác tối đa lợi thế của rừng, thúc đẩy phát triển loại hình du lịch sinh thái rừng; dịch vụ môi trường rừng, góp phần nâng cao đời sống của người dân làm nghề rừng, đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân với phát triển rừng.