Trong xã hội phong kiến, các vị hoàng đế thường có nhiều thê thiếp trong hậu cung được coi là điều dễ hiểu. Có những cung nữ cả đời sống trong hậu cung nhưng chưa từng có cơ hội nhìn thấy hoàng đế, chứ đừng nói đến việc được hoàng đế ngó ngàng đến.
Ngược lại, thê thiếp mà được hoàng đế sủng ái, yêu thương thì sẽ có cuộc sống rất sung sướng, dưới một người mà trên hàng vạn người. Ngay cả khi hoàng đế qua đời thì người kế vị cũng vẫn phải đổi xử tử tế với họ để thể hiện lòng hiếu thảo và sự tôn trọng đối với hoàng đế trước.
Thế nhưng trường hợp sủng phi của hoàng đế Khang Hi là Nghi phi lại khác. Sau khi con của hoàng đế Khang Hi là Ung Chính lên ngôi, ông không những không đối xử tử tế với Nghi phi mà còn đuổi bà ra khỏi cung. Vậy đâu là lý do khiến Ung Chính lại hành xử với bà như vậy?
Ngày xưa, các gia tộc lớn đều rất mong con gái của mình khi được gả cho hoàng đế sẽ sinh được nhiều con. Nhờ những đứa con đó mà vị trí của các phi tần sẽ được củng cố, đồng thời cũng sẽ giúp các gia tộc có vị thế vững chắc.
Nghi phi cũng không ngoại lệ, bà rất được Khang Hi yêu thương sau khi sinh được Ngũ A Ca. Sau đó, bà cũng lần lượt sinh được Cửu A Ca và Thập Tam A Ca cho hoàng đế. Trái ngược với những phi tần khác Nghi phi sinh được cho hoàng đế Khang Hi ba người con trai rất xuất sắc. Như vậy cũng có thể thấy được sự quan tâm và coi trọng của hoàng đế Khang Hi với Nghi phi.
Trong suốt 60 năm trị vì, Khang Hi đã có rất nhiều đóng góp cho triều đại nhà Thanh nói riêng và cả lịch sử của Trung Quốc nói chung. Ông được coi là "vị hoàng đế tài đức vẹn toàn đầu tiên qua các thời đại của Trung Quốc".
Thế nhưng, trái ngược với thời gian trị vì hưng vượng của mình, đến những năm cuối đời, việc chọn người thừa kế của Khang Hi gặp nhiều biến cố. Ngoài việc Nhị A Ca Dận Nhưng không thể xứng đáng với ngôi vị, đã hai lần bị phế ngôi thái tử, Khang Hi còn phải đau đầu khi các con của ông kết bè kéo cánh hòng chiếm đoạt hoàng vị. Sử gọi là "Cửu tử đoạt đích" và chiến thắng thuộc cuối cùng thuộc về Tứ A Ca Dận Chân, tức hoàng đế Ung Chính.
Cũng như bao người mẹ khác, Nghi phi cũng rất kỳ vọng Cửu A Ca có thể đoạt được ngôi vị, nhưng người con này lại không có hứng thú. Vì vậy, bà đã chuyển sang ủng hộ Bát A Ca.
Mỗi khi có cơ hội được ở cùng hoàng đế Khang Hi, Nghi phi thường xuyên nói tốt cho Bát A Ca và chính điều này đã hạ thấp, làm phật lòng Tứ A Ca, tức hoàng đế Ung Chính sau này. Việc Tứ A Ca lên ngôi hoàng đế có nhiều bất ngờ.
Những người ủng hộ Bát A Ca bắt đầu hoang mang, trong đó có Nghi phi. Sau sự ra đi của hoàng đế Khang Hi, Nghi phi mất đi chỗ dựa lớn nhất. Cũng vì quá đau buồn trước sự ra đi của Khang Hi và lo lắng về hoàng đế kế vị mới, nên bà đã ốm liệt giường.
Không thể tự đi, chỉ có thể ngồi trên kiệu ngay cả trong tang lễ của hoàng đế Khang Hi. Điều này càng làm cho hoàng đế Ung Chính bất mãn, căm hận. Hận cũ khi xưa cùng với hận mới dồn lại, Ung Chính đã đẩy Nghi phi vào lãnh cung.
Như chúng ta đã biết, sau khi Ung Chính lên ngôi đã trả thù những kẻ trước đây chống lại ông. Mẹ con của Nghi phi cũng không ngoại lệ. Sau khi Nghi Phi bị đẩy vào lãnh cung, con trai của bà là Cửu A Ca cũng bị quản thúc tại nhà.
Sau đó không lâu, Nghi phi bị đuổi ra khỏi cung. Việc Nghi phi bị đuổi ra khỏi cung không có nhiều tài liệu nghi chép lại nhưng chính điều này đã thu hút được sự quan tâm của các nhà sử học, các nhà nghiên cứu.
Theo nghiên cứu sau này, có rất nhiều suy đoán về nguyên nhân hoàng đế Ung Chính ghét Nghi phi là do bà đã ủng hộ Cửu A Ca lên ngôi. Hơn nữa, trước đây, khi Khang Hi còn sống, bà cũng là phi tần được sủng ái, vì thế mà mẹ của ông bị Khang Hi ghẻ lạnh. Vì vậy, sau khi lên ngôi, Ung Chính đã tìm cớ mà đuổi bà ra khỏi cung, đây cũng có thể được coi như để trả thù cho mẹ.