Sau mở rộng không gian hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội tính mở rộng đường quanh hồ Tây, làm bến thủy
Hà Nội tán thành phương án nâng cấp, mở rộng các tuyến đường xung quanh hồ Tây, quận Tây Hồ; cùng đó làm bến thủy, cầu nối giữa hồ Thủy Sứ với Đầm Trị...
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Phố Lãn Ông (phường Hàng Bồ) trước nay nổi tiếng là nơi chuyên buôn bán các loại thuốc đông y lâu năm với các cửa tiệm được truyền từ đời này sang đời khác.
Dù nghề truyền thống này đã dần bị mai một nhưng đi dọc con phố, vẫn có thể nhìn thấy những mẹt thuốc được phơi khô dưới nắng. Tên gọi của con phố bắt nguồn từ cộng đồng người Hoa đã sinh sống tại đây vào đầu thế kỷ XX, phần đông trong số họ có xuất thân ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Thời Pháp thuộc, con phố vẫn được giữ nguyên tên gọi (Rue des Phokiens) và sau năm 1947 được đổi tên thành phố Lãn Ông.
Nằm trên con phố này có một công trình kiến trúc cổ mang tên Hội quán Phúc Kiến, được xây dựng từ những năm 1917. Nơi đây thờ thần Thiên Thượng Thánh Mẫu, một vị hộ thần của các vùng biển được tôn kính cả trong Phật giáo và Đạo giáo. Vì vậy, đối với cộng đồng người Hoa di cư bằng đường thuỷ, bà được thờ phụng vô cùng rộng rãi.
Ngày nay, hội quán Phúc Kiến vẫn giữ nguyên được kiến trúc sau lần tu sửa vào năm 1925. Các thành phần chính của cấu trúc Hội quán bao gồm: Tam quan, sân, phương đình, hậu cung, khu học hiệu nằm phía sau và hai bên kiến trúc chính. Cổng có ba lối đi bao gồm cửa chính ở ngay giữa và cửa phụ nằm ở hai bên trái, phải. Tấm biển "Hội quán Phúc Kiến" vẫn được treo trang trọng phía trên cửa chính, được viết bằng chữ Hán.
Qua một khoảng sân rộng là tới tiền tế (phương đình), nơi này là một mặt bằng hình vuông, gồm 2 tầng mái và không có cửa vách bao quanh. Đây là bộ phận kết nối giữa kiến trúc nhà chính cùng khoảng sân trước, được dùng làm nơi hội họp, tụ tập của người dân.
Mái nhà được xây dựng theo kiểu 8 mái chồng diêm. Nét nổi bật trong kết cấu của nơi này là việc sử dụng "hệ củng ba phương" để đỡ bốn góc mái. Phần đuôi của xà nhà có hình búp sen thả xuống, mang ý nghĩa đặc biệt trong kiến trúc nghệ thuật tâm linh phương Đông.
Ngoài ra, Hội quán vẫn còn lưu giữ được hai bức Thanh Long – Bạch Hổ vô cùng đặc sắc, tinh xảo.
Mặt sau của Hội quán trước đây là Phúc Kiến Học hiệu, được xây dựng để con em người Hoa gốc Phúc Kiến sống ở Hà Nội theo học. Hiện tại, vị trí đó đã được Trường tiểu học Hồng Hà trưng dụng thành thư viện.
Hội quán Phúc Kiến số 40 phố Lãn Ông không chỉ là một di tích văn hóa lâu đời mà còn là nơi lưu lại những dấu ấn đáng nhớ về một thời kỳ hưng thịnh của cộng đồng người Hoa xưa.
Hà Nội tán thành phương án nâng cấp, mở rộng các tuyến đường xung quanh hồ Tây, quận Tây Hồ; cùng đó làm bến thủy, cầu nối giữa hồ Thủy Sứ với Đầm Trị...