Chủ đề nóng
Sống giữa "vương quốc Thủy Thần", vì sao dân đảo Lý Sơn ở Quảng Ngãi vẫn tin thờ Hỏa Thần?
- Một ngọn núi ở Hà Nam có chùa cổ với sự tích về vị tướng nhà Trần lấy tới 24 bà vợ
- Làng cổ đẹp như mơ ở Thừa Thiên Huế thấy vô số miếu cổ, đền cổ, có miếu thờ linh vật của người Chăm
- Thời nhà Trần có 2 đại thần cùng họ tên Nguyễn Khoái, vậy ai là người chỉ huy quân Thánh Dực bảo vệ vua?
- "Tứ kiệt Anh hùng" trên đất Tiền Giang là những ai mà được dân xây lăng, dựng bia ghi tạc?
- Đồng Nai: Chợ cá bên hồ nước nhân tạo lớn nhất, nhì Việt Nam, dưới nước có con gì, trên bờ có con đó
- "Phát hờn" với hoa cúc cổ Sơn La, hai bên lối đi đỏ rực màu hoa quý, dân chơi đang săn lùng
- Trong vô số loại hạt ngon, bổ dưỡng ở Long An, đây là thứ hạt bình dân đi vào một bài vọng cổ nổi tiếng
- Bảo vật quốc gia thứ 11 của Bình Định là cặp tượng voi đá thành Đồ Bàn, cổ vật Champa
Từ tục thờ Hỏa Thần dưới thời Nhà Nguyễn...
Vua Minh Mạng sau khi xem tấu đã châu phê: “Làm theo lời tâu, sai dựng miếu ở phía bắc sông Ngự, tế Thần Hỏa vào ngày 23 tháng 6 mỗi năm”.

Dinh Ông thờ Hỏa Thần (huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi). ẢNH: MINH TUẤN
Trên đất Thăng Long xưa, nay vẫn còn ngôi đền thờ Hỏa Thần tại số 30 phố Hàng Điếu, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm (TP Hà Nội).Di tích này gắn với sự kiện lịch sử vào năm Đinh Dậu (1837) đã xảy ra vụ cháy lớn, thiêu rụi hơn 1.400 ngôi nhà, hàng trăm người thiệt mạng, cả quan Tổng đốc Hà Nội cũng suýt bị chết cháy.
Vụ cháy đã làm thức tỉnh người dân về việc tăng cường tính chủ động phòng cháy, chữa cháy. Sau đó một năm, người dân đã lập ngôi đền Hỏa Thần để đến chiêm bái.
Đến tục thờ Hỏa Thần của cư dân Lý Sơn
Thần chủ dinh Ông được phong sắc “Lôi Công Điển Mẫu Chấn Oai Hỏa Thần”. Tương truyền, mỗi khi người dân nhìn thấy cây cỏ trên núi Hòn Tai bị cháy là điềm báo trước trong làng sẽ có hỏa hoạn xảy ra.
Vì vậy, ông chủ dinh phải chuẩn bị hoa quả, trà rượu đến dinh Ông cúng bái, cầu nguyện cho tai qua nạn khỏi, đồng thời thông báo cho người dân biết để phòng trừ cháy nổ. Vào đầu tháng 3 âm lịch hằng năm tại dinh Ông diễn ra lễ tế Hỏa Thần, cầu cho dân an vật thịnh, dịch bệnh được tống tiễn.
Chính sự linh ứng của thần Ngũ Hành mà các vua Triều Nguyễn đã phong tặng sắc là Ngũ Đức Thánh Phi tôn thần.
Ở làng An Vĩnh có lân Vĩnh Lộc thờ thần chủ là Bà Ngũ Hành, còn lại các lân Vĩnh Xuân, lân Vĩnh Lợi, lân Vĩnh Hòa, lân An Hòa đều là những nơi thờ Bà Ngũ Hành ở dạng thức phối thờ. Ở làng An Hải có lân Thái Bình, Miễu Mương là những nơi thờ thần chủ là Bà Ngũ Hành, còn lại các lân khác như lân Bà Chúa Giàng, lân Bà Thủy Long là những nơi chỉ phối thờ.
Vào đúng dịp lễ tế đình hằng năm vào tháng 3 âm lịch, vị thần Ngũ Hành được người đọc văn tế đọc lên như một lời nhắc nhở dân làng phải cẩn thận củi lửa mà phòng bị cháy nổ cho thật cẩn thận, tránh trường hợp như nhà thờ họ Võ Văn làng An Vĩnh đã bị cháy vào giờ Tý (từ 23 giờ tối đến 1 giờ sáng) ngày mùng 6 năm Thành Thái thứ 11, ngọn lửa đã thiêu rụi ngôi nhà thờ hơn 3 ngày đêm.
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật
Hai tỉnh Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.Hồ Chí Minh từng thuộc tỉnh nào trong lịch sử, tỉnh nào từng là một đặc khu?
Trong lịch sử, hai tỉnh Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.Hồ Chí Minh từng có lúc sáp nhập là một phần của tỉnh Gia Định rộng lớn; một phần của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn là một đặc khu.