Màn bắn cung tuyệt đỉnh nhất trong "Tam quốc diễn nghĩa" do ai thực hiện?
Trong “Tam quốc diễn nghĩa“, nếu chỉ tính tài bắn cung thì vị võ tướng này được xếp hàng đệ nhất trong số Ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Tuy nhiên, giữa hai người đã có cuộc tình sâu đậm trong vòng bí mật. Thủ lĩnh Đức Quốc xã muốn công chúng xem ông ta là một người độc thân và khổ hạnh. Mọi người chỉ biết về mối quan hệ giữa hai người khi họ cùng tự sát chỉ một ngày sau lễ cưới.
Eva Braun là con gái thứ hai của Friedrich, một giáo viên và Franziska, thợ may. Bà sinh ngày 6/2/1912 tại Munich, có một chị gái, Ilse và một em gái, Margarete. Braun tốt nghiệp trung học tại một trường Công giáo ở Munich, sau đó theo học 1 năm tại trường kinh doanh.
Năm 17 tuổi, bà trở thành trợ lý cho Heinrich Hoffman, nhiếp ảnh gia chính thức của ông trùm Quốc xã. Tại đây, vào tháng 10 năm 1929, Braun gặp Hitler lần đầu tiên, khi ông ta đã 40 tuổi.
Trước khi Braun bước vào cuộc đời của lãnh tụ Quốc xã, có rất nhiều tin đồn xung quanh Hitler và cháu gái, con của người em gái cùng cha khác mẹ với ông ta, Geli Raubal. Cả hai có mối quan hệ sâu đậm vào năm 1925 và điều này đã thành chủ đề của nhiều lời đồn đoán.
Thời điểm người cậu và cô cháu gái bắt đầu sống chung trong cùng một nhà thì Braun đã quen biết Hitler. Năm 1931, người ta phát hiện Raubal nằm chết trong phòng, nghi do tự bắn bằng khẩu súng lục của Hitler. Vụ tự sát này được cho là vì Raubal muốn thoát khỏi sự kiểm soát của tên bạo chúa. Cô gái 23 tuổi đã yêu một người đàn ông đến từ Linz, Áo, nhưng Hitler không chịu buông tha cô.
Sau cái chết của Raubal, Hitler trở nên thân thiết hơn với Braun. Thế nhưng, vào tháng 8/1932, Braun tự bắn vào ngực mình nhưng không chết. Nhiều người cho rằng đây là một hành động nhằm thu hút sự quan tâm của Hitler. Dường như nó có tác dụng vì đến cuối năm 1932, sau khi Braun hoàn toàn bình phục, hai người đã trở thành tình nhân.
Kể từ thời điểm đó, Braun bắt đầu theo sát Hitler với tư cách là nhiếp ảnh gia chính thức của Đảng Quốc xã. Bà chưa bao giờ được giới thiệu là bạn gái hay người yêu của Hitler trong các sự kiện chính thức, mà chỉ là thành viên trong nhóm của Hoffman.
Vào tháng 5/1935, Braun lại muốn kết thúc cuộc đời, lần này bằng thuốc ngủ. Bà được cho là quá đau buồn vì Hitler không dành thời gian cho mình. Để xoa dịu Braun, Hitler đã cấp cho bà và em gái một căn hộ ba phòng ngủ ở Munich. Một năm sau, chị em nhà Braun có nơi ở thậm chí còn tốt hơn – một biệt thự ở Bogenhausen, Wasserburger Strasse.
Ngoài ra, Braun còn có không gian riêng của mình, một căn hộ trong Phủ Thủ tướng mới ở Berlin. Điều này cho thấy sự ưu ái mà Hitler dành cho Braun. Bà cũng thường đi cùng Hitler đến biệt thự nghỉ mát của ông ta, Berghof ở vùng núi Bavaria.
Chính tại đây, Hitler đã gặp nhiều nhân vật quan trọng như Thủ tướng Italy, Thủ tướng Anh, cả nhà độc tài Benito Mussolini. Tuy nhiên, Braun chưa bao giờ gặp bất kỳ ai trong số họ. Bà có thể là người tình của Hitler nhưng chưa hề được công khai trước công chúng.
Eva Braun (1912 - 1945).
Lý do Hitler không bao giờ giới thiệu Braun là người yêu của mình có thể sợ ảnh hưởng đến danh tiếng của ông ta. Trong mắt mọi người, ông ta phải tỏ ra là người sống độc thân, khổ hạnh, và tin rằng điều này sẽ hấp dẫn hơn đối với phụ nữ, cũng như dễ được mọi người tuân theo mệnh lệnh.
Braun đã thể hiện khá tốt vai trò của mình như Hitler mong muốn, bà chưa bao giờ là thành viên của Đảng Quốc xã và không quan tâm mấy đến chính trị.
Giống như hầu hết những người đàn ông quyền lực có người tình bí mật, Hitler dành cho Braun một cuộc sống xa hoa. Bà có mọi thứ mà một người phụ nữ mong muốn, ngoại trừ danh phận đối với Hitler. Cũng có đôi khi, Hitler tiếp đãi những người thân cận của mình tại Berghof và Braun được công khai tổ chức các sự kiện với tư cách là người phụ nữ trong nhà.
Có bằng chứng cho thấy Hitler thực sự yêu Braun. Trong di chúc của mình, nhà độc tài đã ghi Braun sẽ nhận được 12.000 reichsmark mỗi năm, trong trường hợp ông ta qua đời.
Braun cũng yêu Hitler. Bà từng được đề nghị trốn khỏi đất nước khi Đức Quốc xã thất bại nhưng phản đối và nói rằng: “Bạn nghĩ tôi sẽ để anh ấy chết một mình chăng? Tôi sẽ ở bên anh ấy cho đến giây phút cuối cùng”. Và bà đã làm như thế.
Đầu năm 1945, quân Đồng minh tiến vào nước Đức. Đảng Quốc xã không còn cơ hội chống lại sức mạnh tổng hợp của Hoa Kỳ, Anh, Liên Xô và Pháp.
Vào ngày 29/4/1945, ngay sau nửa đêm, Hitler và Braun kết hôn trong một buổi lễ bên trong hầm trú bom Führerbunker của nhà độc tài. Đầu tiên, Braun viết Eva B trong giấy đăng ký kết hôn nhưng nhanh chóng gạch bỏ chữ B và thay vào đó là Hitler. Bà ấy chỉ mang họ mới trong khoảng 36 giờ.
Đến 3 giờ chiều ngày 30/4/1945, những người giúp việc ở Führerbunker nghe thấy tiếng súng nổ. Họ phát hiện thi thể của Hitler và Braun trong phòng làm việc của nhà độc tài.
Hitler đã tự bắn vào thái dương bên phải, trong khi Braun đã cắn một viên cyanide cực độc để kết liễu mạng sống. Xác của cả hai bị đốt cháy để quân Đồng minh không thể bắt được họ. Lúc này, Braun 33 tuổi, còn Hitler 56 tuổi.
Những thành viên trong gia đình Braun đều sống sót sau chiến tranh. Người cha chết năm 1964, bà mẹ qua đời ở tuổi 91 vào năm 1976. Margarete kết hôn và sinh ra một cô con gái đặt tên là Eva. Ilse, người không tham gia Đảng Quốc xã và cũng không có quan hệ gì với Hitler, qua đời năm 1979.
Trong Chiến dịch Biên giới (diễn ra từ ngày 16/9 đến 14/10/1950), lần đầu tiên quân ta tiến hành vận động tiến công quy mô đại đoàn, tiêu diệt gọn các binh đoàn tinh nhuệ của địch.
Trong “Tam quốc diễn nghĩa“, nếu chỉ tính tài bắn cung thì vị võ tướng này được xếp hàng đệ nhất trong số Ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán.
Lên ngôi từ năm 14 tuổi, những hành động kỳ lạ của Minh Vũ Tông - vị hoàng đế thích nuôi động vật hoang dã đến nay vẫn gây tranh cãi trong giới sử gia Trung Quốc. Nhiều người gọi ông là "hoàng đế hai mặt”.
Ở phía tây nước Đức, cách Bonn 35 km, gần thành phố Remagen, có một địa danh được gọi là Goldelen Meile (“vùng đất màu mỡ”), nằm ở tả ngạn sông Rhine.
Trong Chiến dịch Biên giới (diễn ra từ ngày 16/9 đến 14/10/1950), lần đầu tiên quân ta tiến hành vận động tiến công quy mô đại đoàn, tiêu diệt gọn các binh đoàn tinh nhuệ của địch.
Bất ngờ với dàn hậu cung của vị hoàng đế được đánh giá là đông nhất lịch sử nhà Thanh nói riêng và lịch sử Trung Hoa nói chung.
Tam quốc là thời các anh hùng xuất thế, là đài diễn của anh hùng trong thiên hạ. Mỗi người diễn một vai, mỗi người mang trong mình những tài năng vô cùng ấn tượng, có người mưu lược, võ công, oai phong lẫm liệt, trung dũng, nghĩa khí….nhưng có người luôn che dấu tài năng của mình, nhẫn chịu và chờ đợi thời cơ.
Trong cuốn lịch sử Không quân nhân dân Việt Nam có một dòng chữ giản dị: “Ngày 15 tháng 8 năm 1949, Phi công Nguyễn Đức Việt (Schuzle) đã lái chiếc máy bay Tiger Moth mang theo lá cờ đỏ sao vàng bay trên bầu trời Chiêm Hóa, Tuyên Quang”. Chỉ vỏn vẹn vài dòng chữ như vậy nhưng cuộc đời phi công hàng binh người Đức này chứa đựng bao chìm nổi, li kì và gắn với sự ra đời của lực lượng Không quân nhân dân Việt Nam thời kì trứng nước.
Chiến tranh, từ xưa đến nay không phải là một khái niệm đơn giản. Nó không chỉ liên quan đến an ninh và vận mệnh của quốc gia mà còn là một cỗ máy đốt tiền khổng lồ. Đặc biệt trong chiến tranh ngày nay, vũ khí công nghệ cao, hậu cần bảo đảm, hệ thống tình báo đều có chi phí rất đắt đỏ.
Một trong những hoạt động tình báo bí mật nhất của Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) vào đầu những năm 1980 của thế kỷ trước là tích cực sử dụng các con tàu ngầm vào việc thu thập thông tin quan trọng. Chúng thường xuyên xâm phạm vùng lãnh hải của Liên Xô, suýt nữa đã đột nhập vào khu vực các căn cứ hải quân.
Tháng 4/1969, Trung đội 3, Đại đội 3, Tiểu đoàn Công binh 25 (Quân khu Tây Bắc) đang làm nhiệm vụ mở đường cơ giới từ sân bay Huội Mạ đi Pa Thí (tỉnh Sầm Nưa, Lào) thì được lệnh “lật cánh” xuống Xiengkhuang.
Chuyến đi sứ của “Trạng Bịu” Nguyễn Đăng Đạo gắn liền với việc đòi lại 3 động là Ngưu Dương, Hồ Điệp, Phổ Viên thuộc xứ Tuyên Quang bị nhà Thanh lấn chiếm trái phép.
Bước ra từ bóng tối, ninja hạ sát mục tiêu, chiến đấu và tẩu thoát bằng những nhẫn thuật phi thường như chạy trên mặt nước, phun ra lửa hay phân thân ra hàng chục người giống hệt nhau.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không câu nệ về “đối đẳng chức vụ”, không bị ràng buộc bởi nghi thức ngoại giao mà luôn chủ động, linh hoạt và hết sức chú trọng đến mục tiêu, hiệu quả của công tác đối ngoại. Đúng như lời cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhận xét: “Sự ứng xử linh hoạt của Hồ Chí Minh trong giao tiếp ngoại giao đã trở thành những câu chuyện huyền thoại”.
Mục đích của Pháp là đưa lên ngôi một ông vua đần độn, không có tinh thần chống Pháp để dễ bề sai khiến về sau này; càng nhỏ tuổi càng tốt, càng dễ uốn nắn. Khi viên toàn quyền thấy hoàng tử Vĩnh San đang còn nhỏ và quá nhát gan như đình thần đã cho biết thì tỏ vẻ mãn nguyện lắm...
Mùa thu năm 1962, CIA đối mặt với hai vấn đề lớn ở khu vực Caribe: Tên lửa hạt nhân Liên Xô ở Cuba và 1.300 tấn đường bị hỏng ở Puerto Rico. Câu chuyện về lô đường được đưa ra ánh sáng nhờ hơn 2.000 tài liệu từ “Kho lưu trữ Kennedy” vừa mới được công bố. Những tài liệu này trước đây được coi là bí mật vì liên quan đến cuộc điều tra vụ ám sát tổng thống thứ 35 của Mỹ John F. Kennedy. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Trong tiểu thuyết Ỷ thiên đồ long ký, Hồ Thanh Ngưu và Vương Nạn Cô là một cặp vợ chồng đặc biệt, nổi tiếng với y thuật cao siêu nhưng cũng đầy kỳ lạ.
Cây ngô là một loại lương thực quan trọng của người dân đất Việt. Để đưa được giống ngô về Việt Nam là cả một câu chuyện ly kỳ. Trong dân gian có truyền thuyết rằng trạng Bùng Phùng Khắc Khoan là người đầu tiên đưa giống ngô từ Trung Hoa về Việt Nam khi ông đi sứ nhà Minh vào năm 1597.
Trong số các tướng lĩnh dưới trướng của Hạng Vũ, có người may mắn được sống nốt cuộc đời trong yên ổn nhưng cũng có người phải nhận kết cục thê thảm.
Trung tướng Lê Văn Tri là người đã trực tiếp chỉ huy chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không" cuối năm 1972 và "Phi đội Quyết thắng" oanh kích vào sân bay Tân Sơn Nhất trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa xuân 1975.
Trong tác phẩm Tây Du Ký, một trong những nhân vật gây ấn tượng mạnh mẽ và cũng đầy thú vị chính là Trư Bát Giới. Dù mang trong mình vô vàn khuyết điểm, Trư Bát Giới lại giữ vai trò vô cùng quan trọng trong hành trình thỉnh kinh gian nan của Đường Tăng.