Chủ đề nóng
Cách TP Lạng Sơn 40km có một làng cổ đẹp như phim, nhìn trước ngó sau đâu đâu cũng là đá
- Phát lộ cái hang lạ trong lòng một ngọn núi ở Thanh Hóa, có dòng suối ngầm, la liệt nhũ đá hình thù kỳ dị
- Đây là loại cây rừng ở Lạng Sơn, ngọn non làm rau ngon, thân lá thành trà, già trẻ uống đều khỏe
- Loại rau rừng này ngọt như nước ninh xương giúp kiềm chế rối loạn chuyển hóa canxi, ở Lạng Sơn, dân đồ xôi ngon
- Việt Nam có bao nhiêu hòn vọng phu, ở Lạng Sơn, hòn vọng phu trên ngọn núi nào, tên là gì?
- Một triền ngọn núi ở Ải Chi Lăng của Lạng Sơn có hình thù thế nào mà nơi này từng gọi là Quỷ Môn quan?
- Con đặc sản bò chậm như sên, cả năm không thấy mặt, khi xuất lộ dân Lạng Sơn bắt luộc thơm sực mùi thuốc Bắc
Đá hộc, đá tảng bao quanh ôm lấy căn nhà đất, làm nền móng cho những con đường, làm tường, làm rào chắn hòn tên mũi đạn của kẻ thù qua nhiều thế kỷ.
Cách thành phố Lạng Sơn chừng 40km, để đến làng đá Thạch Khuyên phải trải qua cung đường tỉnh lộ 235, ngoằn ngoèo, khó đi. Bù lại, có một “làng đá” độc đáo, hoang sơ, đẹp và yên bình lạ lùng để du khách ghé thăm.
Đến Thạch Khuyên là chứng kiến những nếp nhà trình tường đất, lợp ngói âm dương truyền thống của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng.
Những căn nhà được làm bằng đất nện với bờ tường óng vàng như quét mật, mỗi bức tường có độ dày chừng 40cm - 80cm, mùa đông thì ấm áp khô ráo, mùa hè mát mẻ mang đầy sinh khí.
Qua qua bao năm tháng, trên các bức tường đất của các ngôi nhà ở Thạch Khuyên hiện ra nhiều khe nứt nhằng nhịt như có bàn tay vô hình của người họa sĩ tô vẽ nên một bức tranh gốm men rạn chứa đầy ký ức văn hóa.
Nhiều ô cửa gỗ cũ tre thô được nắng gió biên cương tách ra như những vết hằn của tháng năm thời gian. Có lẽ trên đất nước hình chữ S này, hiếm còn thấy ngôi làng nào có kiến trúc đồng nhất với khung cảnh làng đẹp đẽ nên thơ được bao quanh của núi như vậy.

Nhà trình tường ở làng đá Thạch Khuyên

Những bức tường cùng vết rạn nứt của thời gian vô tình tạo nên chất liệu như tranh gốm men rạn trên những ngôi nhà cổ ở làng đá Thạch Khuyên, xã Xuất Lễ, huyện Cao Lộc (tỉnh Lạng Sơn).

Cuộc sống của bà con dân tộc Tày ở làng đá Thạch Khuyên...

... một điểm đến hấp dẫn du khách bởi nét đẹp còn hoang sơ, mộc mạc

Người dân Thạch Khuyên sống chung với đá từ đời này qua đời khác
Làng đá Thạch Khuyên có hơn 110 hộ dân với chừng 530 nhân khẩu, dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc Nùng, chiếm 60% số dân của cả thôn. Thôn hiện còn lưu giữ khoảng 15 nhà đất trình tường, lợp ngói âm dương với tường rào đá vây quanh.

Mỗi góc tường như bức tranh tự nhiên và độc đáo ở Thạch Sơn

Đá vòng quanh nhà, bao bọc quanh các ngôi nhà ở Thạch Khuyên


Một ngôi nhà với bức tường được đắp bằng đất nện dày 40cm-80cm ở Thạch Khuyên

Mùa đông, bên trong các căn nhà trình tường ở làng đá Thạch Khuyên, xã Xuất Lễ, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) ấm áp...

... mùa hè, không gian đất trình tường mang lại không khí mát mẻ dễ chịu cho gia chủ.

Bài trí bên trong nhà theo phong cách của bà con dân tộc Tày, Nùng ở Thạch Khuyên

Lối đi quanh làng men theo hàng rào đá, quanh co bao quanh làng đá Thạch Khuyên, xã Xuất Lễ, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.

Ngôi nhà với móng nền bằng đá, tường trình đất nện mái ngói âm dương đặc trưng

Mái ngói âm dương, nét đẹp độc đáo trong kiến trúc của bà con dân tộc Tày, Nùng ở đây

Lạng Sơn là địa phương nổi tiếng với sản phẩm hồi, quê mang hương vị độc đáo nhất vùng Đông Bắc và bà con các dân tộc Tày, Nùng mưu sinh với việc thu hái nông sản này...

... với hương vị độc đáo riêng có nơi xứ Lạng
Hy vọng trong tương lai gần, những căn nhà trình tường ở Thạch Khuyên sẽ là điểm đến trải nghiệm thú vị đối với du khách thập phương.
Bảo tồn những căn nhà trình tường trong không gian làng văn hóa truyền thống Thạch Khuyên cũng chính là mong muốn tạo ra sản phẩm du lịch cộng đồng độc đáo, mang đậm sắc màu văn hóa bản địa, góp phần quảng bá cảnh quan thiên nhiên cũng như không gian văn hóa lâu đời của người dân xứ Lạng.
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật
Hai tỉnh Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.Hồ Chí Minh từng thuộc tỉnh nào trong lịch sử, tỉnh nào từng là một đặc khu?
Trong lịch sử, hai tỉnh Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.Hồ Chí Minh từng có lúc sáp nhập là một phần của tỉnh Gia Định rộng lớn; một phần của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn là một đặc khu.