Hoạn quan Lưu Cẩn từng khuynh đảo triều đình nhà Minh. Ảnh minh họa.
Hoạn quan là những người không thể thiếu trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Họ thường là người thân cận, được hoàng đế tin dùng, nên dễ dẫn đến lộng quyền, nắm đại quyền, thậm chí có thể phế bỏ hoàng đế. Loạt bài này sẽ kể lại chuyện về những hoạn quan khét tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc. |
Theo History, Lưu Cẩn (1451-1510) là một trong những hoạn quan nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc thời nhà Minh.
Lưu Cẩn là hoạn quan thân tín hầu hạ bên cạnh Thái tử Minh Vũ Tông. Năm 1505, Minh Vũ Tông lên ngôi hoàng đế khi mới 14 tuổi. Hoạn quan Lưu Cẩn từ đó cũng thăng tiến một cách nhanh chóng.
Lưu Cẩn thống lĩnh đội ngũ gọi là "Bát hổ", bao gồm 8 thái giám lộng hành quyền lực nhất triều đình lúc bấy giờ.
Do hầu hạ Minh Vũ Tông từ lúc còn chưa lên ngôi nên Lưu Cẩn rất được nhà vua quý trọng, phong làm Tư lễ giám, chuyện phê duyệt sớ của các quan tấu trình. Với chức quan đó, Lưu Cẩn giả mệnh hoàng đế tự ý định đoạt mọi công việc trong nước.
Cánh tay đắc lực của Hoàng đế hoang dâm số 1 triều Minh
Khi mới lên ngôi, Minh Vũ Tông tỏ ra là ông vua ngang ngược, đem cả chó khỉ lên điện Phụng Thiên, khiến triều đình náo loạn, mất hết không khí trang nghiêm.
8 hoạn quan hầu hạ hoàng đế, dẫn đầu là Lưu Cẩn ngày đêm phục vụ Minh Vũ Tông ăn uống vui chơi, đánh cầu đua ngựa....
Khi thấy vua chán những trò chơi này, Lưu Cẩn bày kế mở khách sạn, nhà hàng, kỹ viện... ngay trong hoàng cung. Các thái giám đóng vai ông chủ, người dân, còn Minh Vũ Tông giả làm thương nhân.
Theo kịch bản, hoàng đế triều Minh mua đồ xong thì đi nhà hàng, sau đó vào kỹ viện say sưa, bạ đâu ngủ đó". Hoàng cung như biến thành một cái chợ nhỏ bởi mỗi lần vua "xuống phố vi hành".
Về sau, Lưu Cẩn lại tham mưu cho vua xây Báo Phòng ở ngay bên cạnh cung cấm. Gọi là "phòng" nhưng thực chất Báo Phòng có tới hơn 200 gian nhỏ, xây dựng mất hơn 5 năm mới hoàn thành để vua ăn chơi trụy lạc.
Minh Vũ Tông, Hoàng đế nhà Minh thời phong kiến Trung Quốc.
Lưu Cẩn và đám hoạn quan “Bát hổ” ngày càng cổ xúy cho sở thích biến thái của vua. Bọn chúng cho người đi khắp nơi lùng bắt phụ nữ về cho vua "ân sủng", có khi nhiều tới... 10 xe chở người.
Đại thần trong triều nhiều lần khuyên can nhưng vua chỉ "nghe tai nọ lọt tai kia". Nhiều lão thần chán nản mà từ chức về quê, có người vì can gián quá nhiều mà bị giáng chức chuyển đi nơi khác, chỉ còn lại đại thần Lý Đông Dương đối đầu với đám hoạn quan Lưu Cẩn.
Hoạn quan giàu có nhất lịch sử Trung Quốc
Không chỉ giúp Minh Vũ Tông ngày đêm vui thú, ăn chơi trụy lạc, hoạn quan Lưu Cẩn cũng có những toan tính riêng. Theo sử sách Trung Quốc, hoạn qua họ Lưu đặc biệt quan tâm đến quyền lực và tiền bạc.
Chỉ trong vòng 5 năm khi Minh Vũ Tông làm hoàng đế, Lưu Cẩn đã thừa cơ khuynh đảo triều chính nhà Minh.
Quyền lực của Lưu Cẩn lúc bấy giờ ở vào địa vị "dưới một người, trên vạn người". Dân gian khi đó gọi họ Lưu là "Hoàng đế đứng", ám chỉ quyền lực sánh ngang với "Hoàng đế ngồi" Minh Vũ Tông.
Lưu Cẩn bắt đầu nhận hối lộ, tự ý đặt ra nhiều sưu cao, thuế nặng, tìm mọi cách tham ô từ các quan lại. Dù ai hối lộ ít hay nhiều, Lưu Cẩn đều không từ chối, thậm chí còn không ít lần còn gợi ý quan lại chuyện tiền bạc.
Bất cứ vị quan lớn nhỏ nào thăng chức, muốn có được thánh chỉ thăng cấp thì phải nộp tiền hạ ấn cho Lưu Cẩn, nếu không đưa ra sẽ bị giáng cấp hay thậm chí là phải rời kinh thành.
Ngược lại, những kẻ hối lộ cho hoạn quan họ Lưu nhiều tiền bạc, chẳng bao lâu sau sẽ nhanh chóng thăng quan tiến chức, thậm chí còn nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng.
Lưu Cẩn là hoạn quan mê tiền vàng cực độ. Ảnh minh họa.
Các quan lại địa phương muốn vào kinh, trước nhất đều phải dâng cho Lưu Cẩn số tiền gọi là "lễ bái kiến", người lên chức thì phải dâng "lễ tạ ơn".
Cứ như vậy, quan trường trở thành thương trường, còn chức vị cũng trở thành vật phẩm để hoạn quan họ Lưu tùy ý mua quán.
Thói xảo quyệt, hống hách làm càn của Lưu Cẩn đã khiến các quan lại trong triều căm phẫn, tìm cách lật đổ. Năm 1510, các quan lại mua chuộc hoạn quan Trương Vĩnh, xúi giục người này tố cáo Lưu Cẩn làm phản.
Minh Vũ Tông ban đầu không tin, nhưng việc cấm quân tìm thấy nhiều vàng bạc, thấy long bào, đai ngọc, khôi giáp, vũ khí trong nhà Lưu Cẩn đã khiến hoàng đế triều Minh thay đổi suy nghĩ.
Minh Vũ Tông liền lập tức ra lệnh xử tử Lưu Cẩn bằng hình thức lăng trì. Sử sách Trung Quốc chép lại, án tử hình thi hành suốt 3 ngày mới chấm dứt. Lưu Cẩn bị phanh thây bởi 3.357 nhát chém. Hoạn quan họ Lưu chết vào ngày thứ hai, khi bị chém 300-400 nhát.
Tổng số tài sản cấm quân thu được từ Lưu Cẩn ước tính lên tới 449.750kg vàng và 9.682.470kg bạc. Lượng bạc tìm thấy trong nhà Lưu Cẩn thậm chí còn vượt xa ngân khố nhà Minh khi đó.
Năm 2001, Lưu Cẩn được tờ Asian Wall Street Journal đưa vào danh sách 50 nhân vật giàu nhất thế giới trong 1000 năm qua.
_________________
Lịch sử phong kiến Trung Quốc không chỉ ghi nhận hoạn quan quyền lực, mê tiền cực độ mà còn có người trở thành tướng lĩnh, ra trận lập nhiều đại công. Bài viết tiếp theo sẽ tập trung khai thác nhân vật quyền lực này.
Thái giám ngoại quốc đầu tiên của Trung Quốc là người giúp sức tích cực khiến triều đại nhà Nguyên sụp đổ, chấm...