Rau vẫn xanh lạ kỳ trên vùng cát nóng 50 độ C

Chủ nhật, ngày 03/05/2015 06:30 AM (GMT+7)
Vùng đất cát ven biển ở huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) những ngày đầu hè có lúc nhiệt độ đo được từ 45-50oC, tưởng chừng không có cây gì sống nổi ở vùng "sa mạc” này. Ai ngờ phía sau bãi phi lau bỏng cháy ấy được phủ một màu xanh ngút ngàn của cánh đồng rau và bất ngờ hơn mỗi ha vùng cát nóng này cho thu nhập hàng trăm triệu đồng từ làm nông. 
Bình luận 0
img

 Rau vẫn tươi tốt trên vùng cát nóng.

Thu nhập cao trên vùng cát nóng
Sau một năm triển khai dự án “Xây dựng mô hình rau củ quả trên đất cát hoang hóa bạc màu ven biển Hà Tĩnh” đã thu được những kết quả khả quan, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho người dân vùng ven biển Hà Tĩnh, tạo tiền đề cho sự phát triển của ngành nông nghiệp an toàn, gắn với thị trường và xuất khẩu- Đó là nhận định của ông Võ Kim Cự - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh trong cuộc làm việc với Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới thăm và làm việc tại Hà Tĩnh vào ngày 18.3.2015.

Năm 2013, sau khi tham quan, học tập kinh nghiệm, kỹ thuật từ những trang trại trồng các loại rau, củ, quả trên vùng đất cát tại Dongshan (Trung Quốc), Tổng Công ty Khoán sản và Thương mại Hà Tĩnh (Mitraco) và Sở NNPTNT Hà Tĩnh phối hợp với Công ty TNHH Finepon (Hồng Kông) xây dựng dự án “Xây dựng mô hình rau củ quả trên đất cát hoang hóa bạc màu ven biển Hà Tĩnh”. Dự án được xây dựng và triển khai theo các kỹ thuật và công nghệ cao của Dongshan và bước đầu được thực hiện trồng thử nghiệm trên diện tích 12 ha của vùng cát hoang hóa ở xóm Tân Văn, xã Thạch Văn gồm các loại rau như măng tây, hành tây, hành lá, cà rốt, khoai lang, củ cải trắng, cải bẹ, lạc, dưa hấu, dưa chuột, cải thảo, cà chua đậu tứ quý, ớt Đà Lạt, bí ngòi Israel. Ngay vụ đầu tiên, sau 3 tháng gieo hạt mỗi ha ra, củ, quả trồng trên cát cho thu nhập từ 150-200 triệu đồng, thậm chí một số loại rau lợi thu nhập khủng từ 400-500 triệu đồng/ha. 
img

Chủ tịch BCH T.Ư Hội ND Việt Nam Nguyễn Quốc Cường (thứ ba từ trái sang) thăm vùng rau trên cát tại Hà Tĩnh.

Từ đây mở ra “làn sóng” nông dân đầu tư mở trang trại trồng rau, điển hình như ở xã Thạch Văn được tỉnh và huyện hỗ trợ kinh phí sản xuất hơn 30 hộ dân ở 3 thôn Bắc Văn, Tân Văn, Trung Văn đã nhận 20ha trồng cải bẹ, cải thảo, thì là, cải củ trắng, cà chua, cà rốt, măng tây thu nhập 100-150 triệu đồng/ha. Sau hơn 1 năm triển khai dự án rau, củ, quả thí điểm trên vùng cát hoang ở xã Thạch Văn, đến nay hàng trăm hộ dân ở các vùng ven biển của huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên đã tham gia sản xuất trên diện tích 200ha. 

Còn đối với chị Trần Thị Việt Hà-Chủ nhiệm HTX Thương mại, dịch vụ tổng hợp Hà Trung ở xã Cẩm Hòa huyện Cẩm Xuyên kể: Sau khi ký kết hợp đồng tiêu thụ với Mitraco (Hà Tĩnh) 12 xã viên bỏ vốn hơn 1 tỷ đồng nhận 10ha đất cát bắt tay vào sản xuất rau, củ, quả gồm cải củ, cải bẹ, cà rốt, hành tây, hành lá. Ngay vụ đầu tiên năng suất đạt 20-30 tấn/ha, đạt doanh thu từ 100- 200 triệu đồng/ha. Trò chuyện với chúng tôi ông Nguyễn Khắc Dong-Chủ tịch UBND xã Thạch Văn huyện Thạch Hà nói: “Đến nay sau hơn một năm với hai vụ rau thành công có thể khẳng định vùng cát hoang ở đây, nhiệt độ mùa hè có lúc đo được trên 50 độ C, nhưng rau, củ, quả vẫn sống khỏe”.  

Thay đổi tư duy làm nông

Ông Đinh Quang Tuấn - Trưởng ban Quản lý dự án Trồng rau, củ, quả trên đất cát hoang hóa bạc màu ven biển Hà Tĩnh cho biết:  Lúc mới triển khai dự án, nhiều ý kiến lo ngại rau, củ, quả không thể tồn tại trên đất cát hoang hóa, bạc màu, nơi mùa hè nhiệt độ tăng cao. Nhưng nhờ tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật, đặc biệt là giải pháp tưới đã làm thay đổi tư duy làm nông hiện nay.

img

Ông Tuấn cho biết: Sử dụng nguồn nước ngầm tại cánh đồng rau bằng cách đào các hố thu nước ngầm có kích thước 40x50x2,5 có dung tích tương đương 5.000m3 phục vụ tưới cho 1modul (lưu lượng hệ thống) là 3ha. Sử dụng kỷ thuật tưới phun mưa, phun sương và tưới nhỏ giọt. Trong đó đường kính ống dẫn là 110mm, hệ thống ống phun có đường kính 50mm, có chiều cao 1,1m. Hệ thống ống phun được thiết kế theo ô bàn cờ, khoảng cách giữa các ống là 8,0m (bán kính hoạt động 4m). Sử dụng máy bơm lưu lượng Q= 100m3/h, cột nước thiết kế H = 50m phục vụ tương ứng cho 1 modul 3ha diện tích canh tác. Về tưới, tùy từng loại rau, quả sẻ áp dụng tưới phun mưa, hoặc phun sương hoặc nhỏ giọt, song tất cả đều được kiểm soát mức độ thời gian và lượng nước tưới đảm bảo khoa học phù hợp nhu cầu phát triển của cây trồng vừa hạn chế cây trồng ngã đổ. Cùng với việc tưới tiêu để thu phục vùng “sa mạc” cát hoang ven biển này việc cải tạo đất cũng rất quan trọng bằng thảm thực vật, phân động vật, thân cây và lá khô héo, cây trồng có chất lượng thấp...làm phân hữu cơ bón cho đất cát. Riêng Hà Tĩnh hơn một năm qua ngoài việc xử lý môi trường Nhà máy rắc Cẩm Xuyên cung cấp hàng ngàn tấn phân vi sinh sử dụng chăm sóc cây trồng tại đây được tái chế từ rác thải.
Toàn tỉnh Hà Tĩnh có gần 2.700 ha đất cát ven biển, trong đó có 670 ha đất thể trồng rau, củ quả. Trong năm 2015, triển khai nhân rộng mô hình rau củ quả trên 200 ha tại các vùng ven biển. Phấn đấu đến năm 2020 hình thành các vùng sản xuất rau, củ, quả, ứng dụng công nghệ cao trên cát với diện tích 684ha thuộc địa bàn 13 xã của 4 huyện.
Hữu Anh (Trang Trại Việt)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem