Từ đầu năm 2020, ngành đồ uống nói chung và bia rượu bị ảnh hưởng bởi tác động kép do dịch Covid-19 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP (Nghị định 100) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Vì thế, sản xuất, kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm sút từ 20-40%.
"Khi ra chợ tôi hỏi những bà buôn thịt lợn thì nhận được câu trả lời rằng muốn mua thịt lợn rẻ thì lên tivi mà mua. Cho nên vấn đề này chúng ta phải suy nghĩ", đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Sùng Thìn Cò (đoàn Hà Giang) nói.
Lãnh đạo Cục CSGT - Bộ Công an cho biết, công chức, viên chức, cán bộ, chiến sỹ vi phạm nồng độ cồn ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật còn thông báo về đơn vị để xử lý kỷ luật về Đảng và chuyên môn.
Việc tiêu cực trong quá trình xử lý tài xế vi phạm nồng độ cồn theo Nghị định 100/2019, Cục và Phòng Cảnh sát giao thông có ghi nhận được tình trạng tài xế thỏa hiệp được nộp trực tiếp để được bỏ qua vi phạm và được đi tiếp không? Nếu có thì Cục CSGT sẽ xử lý như thế nào? đang được nhiều người dân quan tâm.
Trong công điện gửi CSGT các tỉnh thành phố, Cục CSGT chỉ đạo, đối với trường hợp người điều khiển phương tiện không chấp hành, có thái độ, hành vi chống đối thì khống chế đưa về trụ sở công để xác minh, làm rõ xử lý nghiêm theo quy định.
Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình cho biết, năm 2020 là năm đầu tiên thực hiện luật Phòng chống tác hại của rượu bia, Chính phủ chỉ đạo triển khai Năm An toàn giao thông 2020 với chủ đề “Đã uống rượu, bia không lái xe” với mục tiêu giảm từ 5-10% số vụ, số người chết, bị thương do TNGT so với năm 2019.
Bắt đầu từ ngày 1/1/2020, luật Phòng, chống tác hại của rượu bia được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2019, sẽ chính thức có hiệu lực thi hành. Theo đó, sẽ cấm người điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.