Sản vật mùa nước nổi

  • Mùa nước nổi, dựa vào lợi thế thiên nhiên có sẵn, người dân ở huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) vào cuộc mưu sinh bằng nhiều cách nhằm tăng thêm thu nhập. Đặc biệt, các hoạt động khai thác sản vật tự nhiên là công việc của đại đa số hộ nghèo, vốn không có đất sản xuất, ngày thường sống bằng nghề làm thuê. Đến hẹn lại lên, nước về đồng “chở” theo sản vật thiên nhiên ban tặng, cưu mang những phận đời lam lũ giúp họ thêm phấn khởi.
  • Năm nay, đến tháng 8 âm lịch nước mới lên trên sông Cửu Long và dần “bò” lên ruộng. Mà theo kinh nghiệm của nông dân, thường mọi năm là “tháng 7 nước nhảy khỏi bờ”.
  • Những ngày cuối tháng 9, nước thượng nguồn sông Mekong đổ về Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có nhích lên, nhưng so với mọi năm vẫn thấp hơn nhiều. Nước về muộn, lại ở mức thấp, kéo theo lượng phù sa và nguồn lợi thủy sản ít hơn trước. Đi dọc quốc lộ 91 từ TP.Cần Thơ đến tỉnh An Giang, gặp những người dân lâu nay gắn bó mưu sinh mùa nước nổi, ai cũng lo lắng.
  • 11 giờ trưa, tại khu chợ cá nhỏ ở xã Vĩnh Hội Đông (huyện An Phú, tỉnh An Giang) đã thấy tấp nập người mua, kẻ bán. Những mẻ cá linh, cá rô, cá lóc, các chạch… được ngư dân mang ra đây bán. Trong đó, mặt hàng được chú ý nhiều nhất là cá linh.
  • Sau nhiều tháng chờ đợi, người dân khu vực Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An đã sẵn sàng đón lũ từ thượng nguồn tràn về. Lũ về mang theo phù sa trĩu nặng cho đất đai thêm màu mỡ và nhiều đặc sản, sản vật mùa nước nổi như cá đồng, bông súng, điên điển, hẹ nước,...
  • Thời điểm này, nước lũ bắt đầu tràn về trên các tuyến sông đầu nguồn ở khu vực Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An. Nước lên là mùa cá linh lại về. Cá linh, sản vật mùa nước nổi, ai cũng ngóng trông. Nếu như thời điểm này, ở các chợ thuộc các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng có nhiều tiểu thương bán cá linh, nhất là cá linh non thì ở chợ thành thị thuộc khu vực TP.Tân An cũng không thiếu, nhưng còn ít và đắt giá.
  • Sau nhiều tháng thấp thỏm lo lũ không về, người dân đầu nguồn ĐBSCL vui mừng khi nước từ thượng nguồn tràn đến, mang theo phù sa và cá, tôm.
  • Mùa lũ, người dân không chỉ khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên như: giăng câu, lưới, đặt lọp… nhiều người ở tỉnh An Giang còn mưu sinh bằng việc bắt ốc bươu vàng, vừa tăng thu nhập, vừa hạn chế đối tượng gây hại mùa màng. Ngoài chợ ăm ắp sản vật mùa nước nổi, ngồi chợ lể ốc, mổ cá cũng kiếm ra tiền...
  • Mùa lũ năm nay đẹp, các loại sản vật mùa nước nổi, trong đó có thủy sản "rặt đồng" như cá, lươn, ếch dồi dào. Đây cũng là lý do để chợ cá đồng ở Thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng hoạt động buôn bán nhộn nhịp xuyên đêm...
  • Mùa nước nổi ở An Giang đi tắm đồng, bẻ trái cà na...là khoảnh khắc được hòa mình với những trải nghiệm độc đáo. Tạm quên những bộn bề của cuộc sống, cảnh thanh bình của vùng quê chào đón khách thập phương. Không cần đến những dịch vụ cầu kỳ, chỉ nhờ “thổ địa” làm “hướng dẫn viên”, ai cũng có thể về lại với tuổi thơ, du lịch thỏa thích cùng mùa nước nổi.