Sản vật núi rừng
-
Đến với Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024, du khách không chỉ được hòa mình vào không gian văn hóa đặc sắc của các dân tộc Lai Châu, mà còn thỏa thích xem, mua các sản phẩm OCOP, sản vật đặc trưng của núi rừng Tây Bắc.
-
Nhắc đến rượu cần Phú Túc là nhớ đến sự cần mẫn và tâm huyết của ông Lê Văn Nghĩa (68 tuổi) trú thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng. Ông là người đã làm sống lại nghề nấu rượu cần của người Cơ Tu và góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.
-
Sau 10 năm bươn chải tại TP.Hồ Chí Minh với nghề báo, cô gái trẻ Võ Thị Minh Nga (34 tuổi, trú khối phố An Tây, thị trấn Tân Bình, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam) quyết định rẽ ngang, trở về quê hương khởi nghiệp từ những sản vật của núi rừng.
-
Ngày rét sương này, dọc các con đường trên địa bàn huyện rẻo cao Kỳ Sơn (Nghệ An), đồng bào các dân tộc bày bán các loại rau, củ và cả chuột rừng, sâu măng. Loại nào cũng đắt khách mua.
-
Măng le được xem là đặc sản của rừng. Mùa măng bắt đầu từ khoảng tháng 8 đến hết tháng 10. Trong khoảng thời gian này, không ít người dân huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh đi bẻ măng le về bán hoặc chế biến thành nhiều món ăn ngon.
-
Đã thành thông lệ, cứ đến Chủ nhật hàng tuần, bà con đồng bào Mông ở các xã vùng cao của huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên, lại nô nức đem theo các sản vật kéo về thị trấn Tủa Chùa họp chợ. Phiên chợ vùng cao sôi động hẳn lên với la liệt các sản vật núi rừng, từ những con sâu dừa béo núc ngoe nguẩy, cho đến thứ rau đắng xanh rờn, cho đến những cụm nấm ngọc cẩu lạ mắt...
-
Vào những ngày nghỉ cuối tuần, nhiều du khách lên Mộc Châu (Sơn La) thăm quan đều thích dừng chân bên lề Quốc lộ 6 (đoạn chạy qua bản Bó Nhàng, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) để chen vai mua sản vật núi rừng giữa sương mù lãng đãng ...