Tàu thăm dò Mặt trời Parker thực sự đã bay qua vành nhật hoa vào tháng 4/2021. Các nhà khoa học cho biết phải mất vài tháng để cập nhật dữ liệu và sau đó vài tháng nữa để xác nhận.
Nhà khoa học dự án Nour Raouafi thuộc Đại học Johns Hopkins cho biết: "Đây là một sự kiện vô cùng thú vị!"
Được phóng vào năm 2018, ở lần thám hiểm gần nhất, Parker cách tâm Mặt trời 13 triệu km, đây là lần đầu tiên nó vượt qua ranh giới giữa bầu khí quyển Mặt trời và gió Mặt trời tỏa ra. Theo các nhà khoa học, tàu vũ trụ đã đi vào và ra khỏi vành nhật hoa ít nhất ba lần, mỗi lần đều là một quá trình chuyển tiếp trơn tru.
Justin Kasper của Đại học Michigan nói với các phóng viên: "Lần đầu tiên và ấn tượng nhất mà chúng tôi vào trong kéo dài khoảng 5 giờ... Mặc dù nghe 5 giờ có vẻ không lớn nhưng nó thật sự là một khoảng thời gian rất dài". Ông lưu ý rằng Parker di chuyển với tốc độ rất nhanh, khoảng 100 km/giây.
Theo Raouafi, vầng hào quang có vẻ bụi hơn dự kiến. Ông cho biết, các chuyến du ngoạn trên vũ trụ trong tương lai sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về nguồn gốc của gió Mặt trời và cách nó được đốt nóng cũng như tăng tốc ra ngoài không gian. Bởi vì Mặt trời thiếu bề mặt rắn, nên vầng hào quang là nơi diễn ra các hoạt động. Khám phá cận cảnh khu vực có cường độ từ tính này có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về các đợt "phun trào" Mặt trời có thể gây trở ngại cho sự sống trên Trái đất.
Dữ liệu sơ bộ cho thấy Parker cũng đã lặn vào nhật quang trong lần tiếp cận vào hồi tháng 8/2021, nhưng các nhà khoa học cho biết cần phải có thêm nhiều phân tích.
Parker dự kiến sẽ tiếp tục tiến gần hơn tới mặt trời và lặn sâu hơn vào vành nhật hoa cho đến chu kỳ quỹ đạo cuối cùng vào năm 2025.
Các phát hiện mới nhất cũng được công bố bởi Hiệp hội Vật lý Mỹ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.