Tiêu độc
-
Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành Kế hoạch số 1629/KH-SNN về tổ chức Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi, ngăn ngừa nguy cơ xâm nhiễm các mầm bệnh nguy hiểm từ động vật sang người.
-
Chiều ngày 7/5, Bộ Tư lệnh Thủ đô phối hợp cùng Binh chủng Hoá học trực thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện công tác phun khử khuẩn tại Bệnh viện K Tân Triều (huyện Thanh Trì, Hà Nội) sau khi phát hiện 10 ca dương tính với Covid-19 tại bệnh viện.
-
1 triệu liều vắc-xin phòng bệnh tai xanh (tên khoa học rối loạn hô hấp và sinh sản cho lợn) đã được sản xuất thành công tại Việt Nam.
-
Dù địa phương đã công bố có dịch tả lợn châu Phi, nhưng ông N.V.V ở xã Việt Long, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) vẫn cố liều săn, mua khoảng 3.000 con lợn thịt bên ngoài đưa về trại để nuôi gột chờ thời cơ xuất bán. Điều đáng nói là trang trại này nằm cách trụ sở UBND xã có vài trăm mét nhưng chính quyền không nắm được sự việc, cho đến khi hộ này bị dịch tấn công mới đến xử lý.
-
Do dịch tả lợn châu Phi lây lan nhanh, tàn phá nặng nề nhiều địa phương đã bất lực, lúng túng trong công tác phòng, chống, ngăn chăn dịch phải "cầu cứu" Trung ương.
-
Mặc dù nằm trong vùng đang có ổ dịch tả lợn châu Phi, song theo ghi nhận của PV Dân Việt, trong mấy ngày qua, chợ đầu mối gia súc - gia cầm Hà Nam (thuộc xã Bối Cầu, huyện Bình Lục) vẫn hoạt động bình thường. Hàng ngày từ 7h sáng đến 12h trưa, các xe chở lợn, lái buôn từ khắp các tỉnh như Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên... vẫn tấp nập tìm về đây trao đổi, mua bán.
-
Theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt, sau khi tàn phá hết những trang trại chăn nuôi nhỏ lẻ, dịch tả lợn châu Phi đang tiếp tục tấn công các trang trại lớn có quy mô hàng nghìn con, bất chấp những trang trại này có điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học với tuyến phòng thủ dịch bệnh tốt. Do số lượng nuôi lớn nên khi bị dịch, thiệt hại mà các chủ trang trại phải chịu lên đến hàng tỷ đồng.
-
Sau gần 3 tháng bùng phát ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên tại Thái Bình, Hưng Yên, đến thời điểm này, theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt, tại các trang trại chăn nuôi ở nhiều địa phương... đã hết lợn. Điều đáng nói là đến giờ người chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy trong đợt dịch vừa qua vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ.
-
Theo phản ánh của bà con ở thôn Hương Triện, xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình (Bắc Ninh), hiện số lượng lợn ở thôn bị dịch tả lợn châu Phi chết đang tăng chóng mặt nhưng do lực lượng thú y rất ít, nên xử lý không xuể dẫn đến tình trạng có nơi xảy ra lợn chết rồi, vẫn chưa được đưa đi tiêu hủy kịp thời.
-
Cùng với đẩy mạnh công tác tiêm phòng, để bảo đảm an toàn cho đàn vật nuôi trong giai đoạn chuyển mùa, huyện Yên Khánh (Ninh Bình) tích cực tuyên truyền, vận động người dân tham gia vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại chăn nuôi, nơi buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm.