Tiêu hủy lợn dịch
-
Dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, được phát hiện đầu tiên ở châu Phi vào năm 1921. Đây là virus chỉ gây bệnh ở lợn nuôi và lợn rừng, không gây bệnh cho người và các loài động vật khác. Tuy vậy, virus dịch tả lợn châu Phi vẫn rất nguy hiểm vì có tốc độ lây lan nhanh, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Virus này có sức đề kháng cao, do đó, có thể tồn tại lâu ở cả ngoài môi trường lẫn trong các sản phẩm của lợn. Đặc biệt là hiện nay, trên thế giới chưa có vaccine phòng và điều trị virus này.
-
Theo khảo sát của PV Dân Việt, sau hơn 5 tháng xảy ra dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), hàng nghìn hộ nuôi lợn tại các huyện, thành phố của Ninh Bình bị thiệt hại, không ít hộ lâm cảnh "trắng tay", nợ nần chồng chất. Song, đến thời điểm này, nhiều nông dân vẫn đang rất nóng lòng mong sớm hết dịch để được tái đàn, chăn nuôi lợn trở lại.
-
Dù đang chăn nuôi heo (lợn) an toàn và xa khu dân cư, nhưng ngày 11/7 vừa qua, một số hộ chăn nuôi ở thị trấn Đức Tài, huyện Đức Linh (Bình Thuận) tá hỏa khi thấy chính quyền ở đây đưa xe chở lợn chết dịch đến khu vườn cao su gần trại của mình để tiêu hủy. Ngay sau khi phát hiện, bà con đã ra sức phản đối, đồng thời báo cho chính quyền cấp trên thì sự việc mới được ngăn chặn.
-
Dù địa phương đã công bố có dịch tả lợn châu Phi, nhưng ông N.V.V ở xã Việt Long, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) vẫn cố liều săn, mua khoảng 3.000 con lợn thịt bên ngoài đưa về trại để nuôi gột chờ thời cơ xuất bán. Điều đáng nói là trang trại này nằm cách trụ sở UBND xã có vài trăm mét nhưng chính quyền không nắm được sự việc, cho đến khi hộ này bị dịch tấn công mới đến xử lý.
-
Do dịch tả lợn châu Phi lây lan nhanh, tàn phá nặng nề nhiều địa phương đã bất lực, lúng túng trong công tác phòng, chống, ngăn chăn dịch phải "cầu cứu" Trung ương.
-
Hiện giá lợn hơi (heo hơi) đang tăng nhanh trở lại nhưng cũng là lúc người nông dân, những nông hộ nhỏ lẻ và nhiều trang trại đã sạch bóng lợn. Sau khi dịch tả lợn châu Phi càn quét, mọi thứ đều tan hoang. Những người nông dân từng sống, làm giàu từ lợn nay đã gục ngã ngay tại chính chuồng trại của mình.
-
(Bài 4): Đã có hơn 2 triệu con lợn phải tiêu hủy vì dịch tả lợn châu Phi. Ở những vùng dịch “quét” qua, chuồng trại tan hoang, nông dân chỉ biết khóc nhìn tài sản của mình chết dần vì bệnh không có thuốc chữa. Bây giờ không ai dám nói đến chuyện nuôi lợn, phần vì cạn vốn, phần vì chính họ đã mất niềm tin vào cái nghề bao năm gắn bó…
-
Dùng xe kéo, tay không tiêu hủy lợn dịch, chôn lấp ẩu, xác lợn chết đầy kênh... là cách tiêu hủy lợn chết do bị dịch tả lợn châu Phi ở một số xã của huyện Nho Quan (Ninh Bình). Tình trạng này đang khiến người dân sinh sống và chăn nuôi trên địa bàn các xã này rất búc xúc.
-
Theo phản ánh của người dân ở vùng có dịch tả lợn châu Phi thuộc xã Văn Phương, huyện Nho Quan (Ninh Bình), từ đầu tháng 5/2019 trên khu vực kênh mương dẫn nước theo hướng đê Năm Căn thuộc địa phận 2 xã Văn Phú và Văn Phương xuất hiện nhiều xác lợn chết trôi nổi khắp nơi, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bà con.
-
Theo ghi nhận thực tế của PV Dân Việt, ngay sau khi huyện Hoa Lư (Ninh Bình) công bố hết dịch tả lợn châu Phi ngày 8/4, thì đến nay dịch bệnh nguy hiểm này đã bùng phát mạnh trở lại và lây lan thêm ra 9 xã với hàng trăm hộ dân bị thiệt hại nặng.