Dù chúng được viết cho trẻ em, người yêu khoa học viễn tưởng hay các nhà toán học thì những cuốn sách sau đây đã vượt qua tầm thể loại của chúng và nên được đọc với tất cả mọi người. Nhân ngày sách thế giới 23.4, trang reddit.com đưa ra tốp 35 cuốn sách khuyên bạn nên đọc ít nhất một lần trong đời.
For Whom the Bell Tolls (Chuông nguyện hồn ai) của Ernest Hemingway: Câu chuyện chiến tranh sinh động của nhân vật Rober Jordan, một người Mỹ trẻ, trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha năm 1937. Câu chuyện diễn ra trong 68 giờ đồng hồ khi Jordan chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ phá một cây cầu của kẻ địch, gặp khó khăn với thủ lĩnh quân du kích khá thụ động, và ngã lòng trước một phụ nữ bản địa xinh đẹp.
Kafka on the Shore (Kafka bên bờ biển) của Haruki Murakami: Tiểu thuyết pha trộn hai câu chuyện có tương quan với nhau về cậu bé 15 tuổi đi tìm mẹ và chị, và người đàn ông Nakata có vấn đề về tâm thần biết nói chuyện với mèo. Tất cả những xung đột thế hệ của xã hội hiện đại Nhật Bản lại được tác giả giải quyết thông qua một không gian hư ảo, hoang đường.
The Little Prince (Hoàng tử bé) của Antoine de Saint-Exupéry: Câu chuyện về viên phi công bị rơi xuống sa mạc Sahara gặp cậu bé tự xưng đến từ hành tinh khác. Một tác phẩm u uẩn, sâu sắc, cảm động hàng đầu văn học Pháp, được dịch ra 250 ngôn ngữ khác nhau với hơn 200 triệu bản in.
One Hundred Years of Solitude (Trăm năm cô đơn) của Gabriel Garcia Marquez: Cuốn sách tràn ngập hiện thực kỳ diệu, mô tả ngôi làng Macondo và các công dân ở đó, dòng họ Buendia đã tự lưu đày vào cõi cô đơn đó để chạy trốn tội loạn luân. Nhờ cuốn sách, nhà văn Marquez người Colombia đã đoạt giải Nobel văn chương năm 1982.
East of Eden (Phía đông vườn địa đàng) của John Steinbeck: Tái tạo và lý giải câu chuyện theo Thánh Kinh kể về Cain và Abel, lồng vào trong lịch sử của thung lũng Salinas (California, Mỹ) qua ba thế hệ của một gia đình sinh sống ở đây, từ thập niên 1860 tới Thế chiến thứ nhất.
Crime and Punishment (Tội ác và trừng phạt) của Fyodor Dostoyevsky: Là một trong những tác phẩm có nội dung bi thảm nhất của nền văn học nhân loại. Tác giả đã dựng lên một bức tranh ảm đạm về số phận bế tắc của lớp người dưới đáy xã hội Nga, nhất là tầng lớp trẻ trong trắng, nhiều khát vọng.
The Brothers Karamazov (Anh em nhà Karamazov) của Fyodor Dostoyevsky: Một kiệt tác khác của nhà văn Nga về tình trạng hỗn loạn xã hội khúc xạ qua sự tan rã gia đình, về sự tìm kiếm “ý nghĩa của tồn tại” ở những con người đại diện cho các thế hệ thuộc quá khứ, hiện tại và tương lai của nước Nga, về những đau khổ vô lượng của nhân dân, về những con đường có thể có để đi đến hoà đồng xã hội.
The Stranger (Kẻ xa lạ) của Albert Camus: Đây là một tác phẩm lạ thường nói về một người đàn ông Pháp bị bệnh tâm thần, người mà cuối cùng đã bị tống giam vì tội giết người, và ngồi chờ bị hành hình. Trong thời gian đó, ông đã suy nghĩ rất nhiều về cuộc đời của ông cũng như nhìn ra được và ao ước có được một cuộc sống an lành trở lại.
The Count of Monte Cristo (Bá tước Monte Cristo) của Alexandre Dumas: Tràn đầy âm mưu, tình yêu, trào phúng xã hội, đây là cuốn sách viết về trả thù và trừng phạt hay nhất.
To Kill A Mockingbird (Giết con chim nhại) của Harper Lee: Là một câu chuyện bao gồm nhiều mô-típ, như sự ích kỷ, sự thù hận, lòng dũng cảm, sự kiêu hãnh, định kiến, và các giai đoạn trong cuộc đời, đặt trong bối cảnh cuộc sống miền nam nước Mỹ trong thời kỳ đại suy thoái 1930.
Danh mục 25 tác phẩm khác mà reddit.com đưa ra gồm:
“Zen and the Art of Motorcycle Maintenance” của Robert M. Pirsig
“Watership Down” của Richard Adams
“The Last Lecture” của Randy Pausch và Jeffrey Zaslow
“A Short History of Nearly Everything” của Bill Bryson
“Man’s Search for Meaning” của Viktor Frankl
“The Forever War” của Joe Haldeman
“Cosmos” của Carl Sagan
“Bartleby The Scrivener: A Story of Wall-Street” của Herman Melville
“Maus: A Survivor’s Tale” của Art Spiegelman
“The Road” của Cormac McCarthy
“How to Win Friends and Influence People” của Dale Carnegie
“Dune” của Frank Herbert
“The Handmaid’s Tale” của Margaret Atwood
“Anne of Green Gables” của L.M. Montgomery
“Fahrenheit 451″ của Ray Bradbury
“The Giving Tree” của Shel Silverstein
“Animal Farm” của George Orwell
All Quiet on the Western Front” của Erich Maria Remarque
“Do Androids Dream of Electric Sheep?” của Philip K. Dick
“Catch-22″ của Joseph Heller
“Slaughterhouse Five” của Kurt Vonnegut
“The Hitchhiker’s Guide to the Galaxy” của Douglas Adams
“Brave New World” của Aldous Huxley
“Flowers for Algernon” của Daniel Keyes
“1984″ của George Orwell
(Theo Thế giới Tiếp thị)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.