Trận chiến Gạc Ma
-
Hai anh đầu đã hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ, cựu binh Trần Văn Thu không ngờ rằng chuyến tàu Thống Nhất từ Hà Nội đi TP.HCM dừng ở ga Đồng Văn (Hà Nam) 3 phút vào một buổi sáng tháng 3.1985 là những giây phút cuối cùng bố mẹ anh được thấy người em út Trần Văn Bảy - người đã hy sinh trong trận hải chiến bảo vệ đảo Gạc Ma năm 1988.
-
Sống sót sau trận chiến lịch sử Gạc Ma - Trường Sa (ngày 14.3.1988), cựu binh Lê Minh Thoa quay về với cuộc sống thường nhật và mưu sinh bên quán phở (TP.Quy Nhơn, Bình Định). Quán phở do anh làm chủ mang tên Gạc Ma - Trường Sa và ký ức bi tráng từ trận chiến 29 năm trước vẫn mãi ám ảnh người cựu binh này...
-
Đúng ngày 14.3 cách đây 28 năm, Trung Quốc cho tàu hộ vệ tên lửa và binh lính tấn công, xâm chiếm cụm đá Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao (quần đảo Trường Sa), bắn chìm 2 tàu vận tải HQ 604, HQ 605, thảm sát 64 chiến sĩ, chiếm trái phép bãi đá Gạc Ma của Việt Nam.
-
Những ngày cuối tháng 3 lịch sử, chúng tôi trở về thăm gia đình anh Trương Văn Hiền (48 tuổi, ngụ tại xã Hoà Thắng, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Anh từng là lính tàu HQ 604 trong trận hải chiến bảo vệ đảo Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
-
“Thương thằng Khoa, bố nó mất khi nó mới 15 tháng tuổi. Khuôn mặt bố, nó cũng chỉ được nhìn đúng một lần mà thôi. Đầu tháng 3.1988, anh Trừ được nghỉ phép về thăm vợ con. Anh mới từ đơn vị về nhà được 2 ngày thì nhận lệnh phải quay lại đơn vị. Ngày tiễn anh, tôi không có mặt ở sân ga vì con còn nhỏ. Cha tôi tiễn anh ra tàu. Không ngờ đấy cũng là lần cuối tôi còn nhìn thấy anh...”.
-
Trận hải chiến bảo vệ chủ quyền cụm đảo chìm Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao (quần đảo Trường Sa), với 64 liệt sĩ ngã xuống giữa làn đạn của quân Trung Quốc xâm lược cách đây 28 năm, không được nhiều người biết đến.