Trồng cây gây rừng

  • Sau gần 15 năm kiên trì đào hố trồng cây sưa đỏ kiểu “trồng cây gây rừng”, đến nay “rừng”, loài cây gỗ quý hiếm này đã trả ơn cho gia đình ông Vũ Văn Kiểm, nông dân xã Phước Sơn, (huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) xứng đáng với trị giá lên tới hàng chục, thậm chí cả trăm tỷ đồng.
  • Gần 3000 cây giống mắc ca được báo Nông Thôn Ngày Nay/ Điện tử Dân Việt bàn giao cho nông dân tỉnh Lạng Sơn với mục đích hỗ trợ phát triển kinh tế, đặc biệt góp phần gìn giữ, xây dựng môi trường nông thôn xanh, sạch, đẹp và bền vững.
  • Trồng cây, hãy trồng bằng trái tim, bằng sự chân thành, bằng ý thức nuôi dưỡng màu xanh cho đất mẹ, cho thế hệ mai sau. Đừng trồng và gắn lên cây một biển tên hãnh tiến mà sau đó, người trồng cũng không biết là tên mình đã từng gắn với bao nhiêu cây, ở đâu, doanh nghiệp hay đơn vị nào.
  • Đã 60 năm kể từ ngày Bác Hồ phát động phong trào Tết trồng cây (28/11/2019), những tư tưởng của Người trong phong trào trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc vẫn còn nguyên giá trị. Ở nhiều nơi, việc trồng cây được thực hiện trong những dịp đặc biệt.
  • Sau khi mất một chân trong lần đi đốn cây, ông Tian Yongping đã quyết định dành hết thời gian và công sức của mình để trồng rừng. Kết quả, sau 32 năm, khoảng 66,7ha đồi núi ở quê hương ông đã được phủ xanh.
  • Không phải ngẫu nhiên mà những ngọn đồi rừng của già làng Triệu Tài Cao – người dân tộc Dao ở thôn Bằng Anh, xã Tân Dân, huyện Hoành Bồ (Quảng Ninh) – được chọn là một trong 2 tuyến, 6 điểm du lịch của huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh.
  • Đến với đất rừng nơi chót mũi Cà Mau từ những ngày gian khó, ông Trần Văn Xê (xã Tam Giang Đông, huyện Năm Căn) đã dành hơn 20 năm cuộc đời mình bám đất, bám rừng...
  • Những năm gần đây, người dân tỉnh Yên Bái rất hăng say với việc trồng cây gây rừng, nhất là vào mỗi độ tết đến xuân về. Mỗi năm tỉnh đã trồng mới trên 15.000ha rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc, đưa Yên Bái trở thành một trong những tỉnh có độ che phủ rừng cao nhất cả nước.
  • Nhiều người bảo “một nghề thì sống, đống nghề thì chết”, nhưng với ông Đoàn Xuân An ở thôn 1 Minh Phú, xã Yên Phú, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) thì ngược lại. Nhờ làm nhiều nghề như trồng rừng, cây ăn quả, nhận xây dựng công trình… ông An đã sớm trở thành tỷ phú và là tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế ở vùng cao.
  • Với bà con Cơ Tu thôn Tống Coóih (xã Ba, huyện Đông Giang (Quảng Nam), ông Y Kông (85 tuổi)  không chỉ là một già làng mẫu mực mà còn là người tiên phong đi đầu trong việc xây dựng nông thôn mới trên vùng cao.