Câu chuyện Thủ tướng Võ Văn Kiệt chỉ đạo tiến công vào Đồng Tháp Mười và sau đó là khai thác vùng Tứ giác Long Xuyên, không chỉ đơn giản là giải quyết vấn đề an ninh lương thực.
Nông dân trồng lúa ở ĐBSCL đang làm “cuộc cách mạng về phân bón” khi có thể giảm 50% lượng phân bón mà sản lượng lúa không thay đổi nhờ vào một công thức phân bón thế hệ mới.
Đang làm Giám đốc Công ty Nông Lâm Sản Kiên Giang, xuất khẩu 100.000 tấn gạo/năm, ông Hai Nhẫn (Võ Văn Nhẫn, xã Kiên Bình, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang) xin nghỉ về trồng lúa. Và rồi ông cũng bán lúa thu về tiền tỷ mỗi năm.
“Đất An Giang phù sa màu mỡ/ Người An Giang muôn thuở hiền lành”, “Người An Giang thật thà chất phát/ Cảnh An Giang man mác hữu tình”. Đất An Giang là vậy! Người An Giang là vậy!
Khi tiếp xúc và làm việc với bà con nông dân ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), các nhà khoa học thường được nghe bà con hỏi: “Qua báo chí và tin đồn cho rằng bón phân hóa học liên tục cho ruộng lúa sẽ làm đất bị thoái hóa. Nếu đúng làm sao để khắc phục cho đất được tốt hơn?”.
Cùng với kinh Thoại Hà, kinh Vĩnh Tế, kinh T5 (kinh ông Kiệt) đã đi vào lịch sử khi góp phần thay đổi cả Tứ giác Long Xuyên rộng lớn thuộc các tỉnh An Giang, Kiên Giang và một phần thành phố Cần Thơ, biến đổi vùng đất được xem là “túi phèn” thành “kho lúa” miền Tây.
Với tầm nhìn xa trông rộng, tư duy chiến lược, dám nghĩ dám làm, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã đưa ra quyết sách táo bạo, đó là xây dựng hệ thống kênh T4, T5, T6 thoát lũ ra biển Tây. Công trình này đã biến một vùng đất hoang hoá, xám xịt màu cỏ năn, cỏ lác thành vựa lúa lớn nhất cả nước hiện nay.
Để thúc đẩy liên kết nông dân và doanh nghiệp trong chuỗi giá trị, Bộ NNPTNT đã xây dựng đề án hình thành 5 vùng sản xuất nguyên liệu tập trung quy mô 166.800ha. Nhiều ý kiến cho rằng, cần tiếp tục nghiên cứu hình thành tổ chức quản trị - điều hành cấp vùng phù hợp.
Những mùa cá ra sông đã chỉ cho tôi sự hào phóng của thiên nhiên tại xứ sở trên cơm dưới cá, song cũng dạy tôi bài học về việc cho và nhận của con người với thiên nhiên
Miền Tây Nam Bộ không có lũ mà chỉ có mùa nước nước nổi. Nước lên từ từ trên những cánh đồng đã thu hoạch xong, trơ gốc rạ sao gọi là lũ được? Như một tặng vật của thiên nhiên, khi mùa nước nổi tràn đồng cũng là lúc từng đàn cá linh lũ lượt kéo nhau bơi về hạ nguồn đông vui như trẩy hội…