Ít ai biết rằng, tiền thân của mũ bảo hiểm ngày nay chính là chiếc mũ của các binh lính thời xưa. Chiếc mũ của binh lính được xem như một vật dụng giúp bảo vệ vùng đầu, cổ và mặt khi giao chiến.
Theo các ghi chép lịch sử thì những chiếc mũ binh lính đầu tiên được làm bàng da nhưng sau đó chuyển sang làm bằng sắt. Đến thời kỳ của người Hy Lạp cổ đại, họ đã bắt đầu làm ra những chiếc mũ bằng đồng với phần chóp nhọn bên trên. Ngoài ra họ còn thêm vào đó phần che chắn cho mặt, chiều dài của mũ cũng tăng thêm để bảo vệ tốt hơn.
Từ hình mẫu cũ, người La Mã đã "tiến hóa" những chiếc mũ đội đầu với phần vành mũ rộng hơn và có lưỡi trai phía trước giúp tăng khả năng nhìn xa cho người đội nó. Có những tài liệu còn ghi nhận lịch sử của mũ đội đầu cho binh lính trước cả những loại vũ khí như mác, kiếm, dao… Sau này, con người phát minh ra các loại súng ống, loại mũ bảo vệ của các binh lính vì vậy mà ít được xem trọng.
Ngày nay, chúng ta chỉ có thể nhìn thấy những chiếc mũ của binh lính xưa qua các bộ phim đề tài cổ đại. Hầu hết, những chiếc mũ đó đều có phần nhọn nhô ra bên trên. Vậy phần này được thiết kế để làm gì?
Không chỉ thiết kế để bảo vệ đầu
Kỳ thực, phần nhọn trên đỉnh mũ bảo hiểm của binh lính xưa có nhiều công dụng hơn chúng ta tưởng tượng.
Thứ nhất, nó được thiết kế để bảo vệ. Như đã nêu ở phần trên, loại mũ này được sản xuất chủ yếu dùng để bảo vệ phần đầu cho các binh lính. Cùng với sự cải tiến ở mỗi thời kỳ, chức năng này cũng được nâng cấp lên rõ rệt.
Thứ hai, phần nhọn này có thể dùng làm vũ khí dự phòng. Nếu quan sát kỹ, ta có thể thấy phần nhọn trên đỉnh mũ khá giống với một mũi giáo ngắn. Trên thực tế, một số chiếc mũ của binh lính có thể tháo rời phần nhọn này. Khi đao kiếm bị hư hỏng, binh lính có thể gỡ chúng xuống và sử dụng làm vũ khí thay thế.
Thứ ba, là dùng làm giá đỡ để nấu ăn. Thời xưa, các binh lính thường phải hành quân trong nhiều ngày khi đi chiến đấu. Nếu gặp phải tình huống không có dụng cụ nấu ăn hoặc hỏa đầu quân không theo kịp, binh lính có thể dùng mũ đội đầu làm "nồi" nấu ăn. Phần nhọn trên mũ có thể tháo xuống sử dụng như giá đỡ của chiếc nồi đặc biệt đó.
Thứ tư, phần nhọn dùng để truyền thông tin. Không chỉ có phần nhọn trên đỉnh, những chiếc mũ bảo hiểm của các vị tướng đều có thêm các sợi tua rua màu đỏ. Chức năng chính của phần tua rua buộc trên chóp nhọn là để phân biệt giữa kẻ địch và quân mình. Do trên chiến trường hỗn loạn, các binh lính cần có một dấu hiệu để nhận biết chỉ huy cũng như người của phe mình khi giao chiến.
Thứ năm, là dùng để tăng sự oai phong cho người lính. Hiệu ứng này đặc biệt nổi bật trong các cuộc duyệt binh. Sự tồn tại của phần nhọn trên mũ và phần tua rua làm cho những người lính trông cao to hơn, vạm vỡ và mạnh mẽ hơn.
Trong lịch sử, hoàng đế Càn Long nổi tiếng với bộ áo giáp kèm chiếc mũ với phần nhọn bên trên được đánh giá là dài nhất trong lịch sử. Mức độ trang trí và độ dài của chiếc mũ này có thể nói là hiếm có. Tuy nhiên, vua Càn Long thường chỉ sử dụng chiếc mũ này trong các cuộc duyệt binh hoặc các dịp quan trọng liên quan tới quân đội.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.