Xã An Hảo

  • Bảy Núi (An Giang) không chỉ hấp dẫn với nhiều di tích văn hóa lịch sử hào hùng, cảnh đẹp thiên nhiên núi rừng hoang sơ hùng vĩ và các món ăn đặc sản dân dã thơm ngon, mà còn nổi tiếng với những ngôi chợ độc đáo mang đậm nét văn hóa, gắn với đặc thù sinh hoạt của người dân nơi đây.
  • Mấy ngày qua, người dân vùng Bảy Núi bàn tán xôn xao việc nhóm công nhân và kỹ sư thi công công trình điện năng lượng mặt trời dưới chân núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, An Giang) bắt được ổ rắn hổ mây, trong số đó có 2 con nặng đến 60kg. Nhiều người đặt câu hỏi loài này là động vật quý hiếm, vậy để đơn vị bắt được nuôi nhốt hay thả về tự nhiên?
  • Doanh nghiệp bắt được cặp rắn hổ mây cho biết trọng lượng 2 con lớn khoảng 60kg (30kg/con). Thế nhưng, qua kiểm tra của lực lượng chức năng mỗi con chỉ nặng khoảng 18kg. Từ thông tin này, nhiều người cho rằng cặp rắn hổ mây doanh nghiệp bắt được ở núi Cấm (An Giang) đang ốm lại từng ngày?
  • Trong vụ việc hàng chục hộ dân xã An Hảo (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) kiện Tập đoàn Sao Mai "lật kèo" trong quá trình mua bán đất triển khai dự án điện năng lượng mặt trời 5.600 tỷ đồng, ông Phạm Minh Sang – Chánh án Tòa án nhân dân (TAND) huyện Tịnh Biên cho biết, đến nay đã có 29 đơn khởi kiện Tập đoàn Sao Mai được gửi đến TAND huyện.
  • Nói rằng người dân có lòng tham, đòi lấy thêm tiền bán đất nhưng chính người của Tập đoàn Sao Mai lại là người muốn lập công để hưởng thêm tiền lương.
  • Liên quan đến việc nhiều hộ dân khởi kiện Tập đoàn Sao Mai trong việc mua đất để triển khai dự án điện năng lượng mặt trời, một Phó Ban Giải phóng mặt bằng và Quản lý thực địa của tập đoàn này đã bị đình chỉ công việc.
  • Nhiều hộ dân người dân tộc Khmer (phần lớn không biết chữ) ở huyện Tịnh Biên (An Giang) bức xúc, cho rằng mình bị người của Tập đoàn Sao Mai "lật kèo" trong việc mua đất làm dự án điện năng lượng mặt trời trị giá 5.600 tỷ đồng.
  • Có những loại cây, cỏ, trong đó có loài lan quét nhìn cũng bình thường nhưng có tác dụng trị bệnh rất bất ngờ. Hiểu được giá trị của những loại thuốc quý mọc hoang dã, cư dân núi Cấm (tỉnh An Giang) đang nỗ lực bảo tồn, giữ gìn như một nét rất riêng của vùng đất huyền bí này.
  • Tận dụng đất ở chân núi và triền núi, bà con nông dân (ND) 2 huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang trồng các loại cây dược liệu như: đinh lăng, nghệ, ngãi, ba kích... trong đó có cây gấc, để phát triển kinh tế gia đình. Với đặc tính dễ trồng, nhẹ công chăm sóc, không kén đất và có đầu ra ổn định; cây gấc đã giúp cho nhiều nông dân có nguồn thu nhập ổn định so với nhiều loại cây trồng khác.
  • Mùa mưa, núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) thay chiếc áo xanh mơn mởn. Khung cảnh núi rừng bỗng hóa nên thơ với tiếng suối chảy rì rào, tiếng chuông chùa tịch lặng vọng xuống hồ nước đầy ăm ắp hay sự “lên ngôi” của đặc sản vào mùa.