Xã Ô Lâm
-
Ô Lâm là một xã miền núi thuộc huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Theo người dân bản địa, từ Ô Thôm trong tiếng Khmer nghĩa là dòng suối lớn, dần dần người ta đọc trại âm thành Ô Lâm. Chợ cỏ (chợ bán cỏ nuôi trâu, bò) họp giữa trưa, khi cái nắng miền núi đổ từng đợt nóng xuống làm những ngọn cỏ héo rũ.
-
Ô Lâm là xã miền núi, có đông đồng bào DTTS của huyện Tri Tôn. Toàn xã hiện có 3.214 hộ với gần 12.000 nhân khẩu, trong đó, đồng bào người Khmer chiếm 97,38% dân số toàn xã. Người dân sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi và các ngành nghề khác.
-
Tận dụng diện tích đất vườn trồng xoài, anh Bùi Xuân Điện (ngụ xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) phát triển thêm mô hình nuôi dê theo hình thức thả vườn, bán hoang dã.
-
Không cần chất bảo quản, không cần môi trường chân không nhưng thi hài của một nhà sư vẫn giữ được toàn vẹn xương cốt và lục phủ ngũ tạng sau 6 năm. Nghe qua có vẻ là chuyện lạ tai không tin được, thế nhưng tại vùng Bảy Núi, An Giang lại tồn tại một câu chuyện như thế.
-
Là món ăn truyền thống của đồng bào Khmer, cốm dẹp đã trở thành nỗi nhớ của những ai sinh ra và lớn lên ở vùng Bảy Núi. Bởi thế, dù nghề làm cốm dẹp không còn phổ biến nhưng những ai gắn bó cùng nó cứ son sắt một lòng, mặc cho thời gian phủ bụi lên những chiếc chày nơi góc bếp.
-
Từ lâu, chợ cỏ Ô Lâm (xã Ô Lâm) trở thành một trong những chợ độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer ở huyện miền núi Tri Tôn (tỉnh An Giang). Gọi là chợ nhưng không bán rau, thịt hay cá… mà chỉ bán cỏ. Cỏ được cắt ở nhiều nơi, buộc thành từng bó, chất đầy ghe rồi chở về đây bán cho các hộ chăn nuôi gia súc trong và ngoài địa phương.