Sau ngày 28 Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, ngày làm việc cuối cùng của năm, công nhân ở Khu công nghiệp Lương Sơn - Hòa Bình phải xếp hàng dài ở các cây ATM chờ rút tiền. Nhiều người đợi hàng giờ đồng hồ, ngao ngán nhưng vẫn chưa thể rút được tiền lương, thưởng để về chuẩn bị đón Tết.
Bà con người Mường trồng dổi ở xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình đã đổi đời nhờ trồng dổi. Cũng nhờ trồng dổi mà gần đây xã Chí Đạo đón nhiều đoàn khách trong và ngoài tỉnh tới tham quan, học hỏi. Bà con người Mường nơi đây còn biết chế biến muối dổi nhằm đưa thứ gia vị hảo hạng này đi khắp mọi miền.
Mặc dù mới đưa vào sản xuất thử nhưng 2 giống lúa thuần VNR88 và J01 đã rất được lòng người dân xứ Mường. Với nhiều đặc tính ưu việt, ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh tốt, nông dân Hòa Bình rất phấn khởi khi năng suất lúa đạt trung bình 75 tạ/ha.
Vườn hồng cổ hơn nghìn gốc của chị Nguyễn Thị Thu ở thôn An Ninh (xã Phú Nghĩa, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình) trị giá cả tỷ đồng. Đam mê hoa hồng, nên chị Thu cùng chồng đã tạo nên vườn hồng cổ đẹp mắt lại mang lại giá trị kinh tế cao.
Nắng Xuân ấm ấp và chan hòa cũng là lúc các vườn bưởi ở xứ Mường của tỉnh Hòa Bình bung hoa đón vụ mới. Cả xứ Mường chìm trong hương bưởi. Với người nông dân, mùa hoa bưởi cũng là mùa của hy vọng cho một mùa vụ bôi thu sắp tới.
Gặp chị Nguyễn Thị Cẩm Phương (SN 1971) - Chủ tịch Hội Nông dân (ND) tỉnh Hòa Bình trong các diễn đàn, hội nghị hay ở các hội thảo đầu bờ cánh đồng mẫu lớn, người ta nhận ra chị ngay, bởi phong cách năng động, gần gũi.
Mía tím Hòa Bình lâu nay nổi tiếng mềm, ăn ngọt lừ, ăn một lại muốn ăn hai. Cây mía tím là niềm tự hào của bà con người Mường Hoà Bình, vậy mà nay mía chất đầy đồng lại vắng người mua. Người dân đang mong từng ngày, từng giờ có người đến mua mía.
Chuyên ngành của ông là cơ khí, vốn quen tay búa, tay máy, ấy vậy mà lại trở thành người trồng cam giỏi nhất xứ Mường. Từ một người không biết gì về trồng trọt giờ ông đã trở thành chuyên gia trong lĩnh vực trồng cam.