1.Không thường xuyên trò chuyện với con
Một đứa trẻ rất cần được tiếp xúc thường xuyên với người lớn. Tuy nhiên, cuộc sống bận rộn và có ít thời gian rảnh khiến nhiều phụ huynh thường để con tự chơi. Nếu điều này dần trở thành thói quen, đến một lúc nào đó, bạn sẽ nhận thấy rằng con mình tuy trưởng thành nhưng lại sống trong thế giới của riêng mình. Sẽ không có cách nào có thể quay lại khoảng thời gian bạn đã qua, hãy trân trọng từng phút giây bên con.
2. Không ôm con thường xuyên
Các nhà khoa học đã chứng minh tầm quan trọng của những cái ôm đối với sức khỏe, cả thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, vì những lý do khác nhau, nhiều phụ huynh thường ít khi làm điều này. Họ ngụy biện rằng ôm ấp quá nhiều sẽ khiến con bị bện hơi. Ngoài ra, theo thời gian, đứa trẻ sẽ lớn lên và không cho bạn ôm nữa. Vì vậy, hãy tận hưởng những khoảnh khắc trong khi bạn vẫn có thể.
3. Không lưu lại hình ảnh của con từ nhỏ
Việc không chụp ảnh sẽ không mang lại tác động gì xấu. Tuy nhiên, trong tương lai, có thể bạn sẽ muồn xem lại những khoảnh khắc đáng nhớ trong hành trình con trưởng thành. Nhiều bậc cha mẹ đã thực sự hối tiếc vì không sử dụng máy ảnh hoặc điện thoại để lưu giữ những ký ức đẹp này.
4. Không nhớ những từ đầu tiên con tập nói
Tương tự như những bức ảnh, lời đầu tiên mà con nói ra sẽ là kỷ niệm đẹp sẽ theo bạn đến suốt cuộc đời mà chắc chắn khi con lớn lên, bạn sẽ rất muốn kể lại cho chúng nghe.
5. Không để con chơi nhiều trò sáng tạo
Nếu bạn nghĩ ra nhiều trò kích thích sự sáng tạo của con từ ngày nhỏ, chưa chắc lớn lên con đã trở thành họa sĩ hay nhạc sĩ. Tuy nhiên, bạn có cơ hội giúp con tìm ra sở thích và sở trường thông qua việc tham gia nhiều hoạt động, từ đó tập trung phát triển thế mạnh của mình. Bên cạnh đó, việc nghịch đất nặn hay vẽ tranh sẽ giúp phát triển trí tưởng tượng và sự thông minh của trẻ, giúp bố mẹ và con cái gần gũi với nhau hơn.
6. Quá nghiêm khắc
Đặt kỳ vọng vào con quá cao nên nhiều người rất khắt khe, thường mắng nhiếc trẻ vì những lỗi nhỏ, kết quả có thể trái ngược với những gì bạn mong muốn. Trẻ sẽ dần xa cách bố mẹ, gặp nhiều vấn đề về hành vi và sự phát triển.
Ví dụ, việc bị phạt nặng vì điểm thấp chỉ khiến trẻ ngày càng chán học. Hình phạt và phần thưởng chỉ nên đặt ra cho những thứ thực sự quan trọng. Điểm thấp hay chiếc cốc bị vỡ không nên nằm trong danh sách đó.
7. Không quan tâm nguyện vọng của con
Cho rằng con còn quá bé để quyết định là những câu mà rất nhiều phụ huynh sử dụng với trẻ. Khi ý kiến thường xuyên bị gạt đi, trẻ sẽ dần cảm thấy bất an và thiếu tự tin vào bản thân. Do đó, bạn hãy để trẻ lựa chọn và thể hiện ý kiến riêng. Bố mẹ và trẻ có thể cùng thảo luận về từng vấn đề, đây cũng là cơ hội để bạn giải thích kỹ cho con thay vì ra lệnh và cấm cản mà không có lý do.
8. Không mang lại cho con đủ hạnh phúc
Những kỷ niệm đẹp thời thơ ấu là món quà vô giá mà mỗi người sẽ luôn giữ trong tim. Những đứa trẻ hạnh phúc sẽ dễ thích nghi với cuộc sống của người trưởng thành và biết cách bắt đầu những mối quan hệ mới.
9. Luôn làm theo lời khuyên của người khác
Nhiều người thích đưa ra lời khuyên ngay cả khi nó không phù hợp, từ cách ăn mặc, cho con ăn, thậm chí cách dạy dỗ khiến các bà mẹ trẻ lo lắng và nghe theo. Tuy nhiên, bạn mới là người hiểu rõ nhất con cần gì. Việc tiếp thu lời khuyên cần dựa trên phân tích thấu đáo. Khi ra ngoài, bạn không nên để người lạ chỉ trích con. Hãy luôn bên con và thể hiện sự bảo vệ, giúp con cảm thấy tin tưởng.
10. Không có mặt trong các sự kiện quan trọng của con
Buổi tiệc nhảy hay diễn kịch có thể không quan trọng với người lớn, nhưng là tất cả mối bận tâm của trẻ trong một khoảng thời gian nhất định. Trẻ muốn có người thân ở cạnh trong những sự kiện như vậy. Do đó, bạn hãy cố gắng thu xếp thời gian để không bỏ lỡ khoảnh khắc quan trọng của con.
Một trong những công việc quan trọng nhất của các bậc cha mẹ là xây dựng lòng tự trọng của con cái và từ đó mở rộng...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.