Chả ai nghĩ vào cái thời hoàng kim này mà lại đi trồng củ mài. Khi được hỏi, bạn lại hỏi lại tôi: “Ông đi Quảng Châu chưa?”. Tôi trả lời: “Đi rồi! Chè ở Quảng Châu ngon lắm!”. Ông ấy bảo: “Toàn bộ chè ở Quảng Châu đều được nấu từ củ mài đấy”. Tôi hết sức ngạc nhiên. Té ra, ta không đánh giá đúng về củ mài.
Bà con có
thắc mắc hay mong muốn được chia sẻ, tư vấn về các vấn đề liên quan đến
hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, học tập kinh nghiệm từ các mô hình,
điển hình làm giàu từ nghề nông... có thể gửi câu hỏi về email: ketnoinhanong@gmail.com để được chuyên gia tư vấn, giải đáp.
Người ta cho biết, ăn củ mài vừa bổ vừa hạ nhiệt. Nó dùng cho người ăn kém tiêu, gầy yếu, viêm ruột mãn tính, ỉa chảy và lỵ mãn tính, di tinh, khí hư, tiểu đường, đi tiểu nhiều lần, hoa mắt, chóng mặt hoặc đắp ngoài da để trị nhọt... Theo GS - TSKH Đỗ Tất Lợi - ông tổ về các cây thuốc và vị thuốc Việt Nam thì củ mài dùng để tinh chế lấy hoài sơn - một vị thuốc quý. Tôi nhớ, chính GS - TSKH Nguyễn Tài Lương đã dùng hoài sơn để đưa vào chế phẩm tăng trọng cho lợn. Ông cho rằng, hoài sơn tăng khả năng đồng hóa và hấp thụ protein.
Đợt ấy, công ty giống lâm nghiệp vùng Đông Bắc đã đưa củ mài về trồng thử. Họ trồng ở Lạng Sơn. Cả dưới ruộng và trên đồi, củ mài mọc rất tốt. Bọn tôi đưa xuống một siêu thị. Ông giám đốc thấy cái củ méo méo, đen đủi và rễ mọc lòng thòng thì xua tay. Nhưng khi nghe tôi giới thiệu về công dụng của nó và việc dùng nó để nấu chè ở Trung Quốc thì ông bùi tai... Chúng tôi muốn bán độ 1.000-2.000 đồng/kg là đã thắng. Thế nhưng khi hỏi ông ấy trả giá bao nhiêu thì ông ta lại bảo chúng tôi: “6.000 đồng/kg có bán không?”!
Trong tự nhiên, cây củ mài thường mọc trong các khu rừng còn tương đối tốt, đất thịt, giàu mùn, ít đá sỏi, tầng canh tác dày và không bị úng nước. Nếu trồng, bà con có thể trồng ở ruộng hoặc trên nương đồi. Khi trồng ở ruộng, ta phải lên luống cao và có rãnh thoát nước tốt. Ta bắc giàn theo kiểu chữ A để cho chúng leo lên. Giàn cần vững chắc vì cây rất nhiều cành, lá. Ở 2 bên, ta đào hốc để trồng. Hố phải bỏ đầy phân hoai mục và tro bếp. Ta bón lót 1 tháng trước khi trồng. Nên trồng củ mài vào đầu xuân.
Nguồn giống củ mài có thể dùng dái củ mài- là một loại rễ khí sinh tạo thành, trông nó như là quả treo trên cây. Cách thứ 2 là dùng đoạn củ để làm giống.
Ta trồng hốc cách hốc 30-40cm. Nên dùng rơm rạ hoặc thảm mục để phủ luống, giữ ẩm cho cây. Chú ý, thường xuyên dọn cỏ và vun xới quanh gốc.
Khi thu hoạch, ta đào củ về, rửa sạch, gọt vỏ, ngâm nước phèn chua từ 2-4 giờ cho bớt nhớt rồi đưa đi xông diêm sinh trong vòng 48 giờ rồi phơi khô. Nó sẽ là loại thuốc quý. Bạn có thể hỏi kỹ hơn với kỹ sư Hoàng Lê Minh (ĐT: 0982.810.264) về củ mài.
Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng phụ trách Email: 1001cachlaman@gmail.com (Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng phụ trách Email: 1001cachlaman@gmail.com)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.