Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ngày 18/01/2024, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã chính thức biểu quyết thông qua dự án Luật Đất đai sửa đổi (hay còn gọi là Luật Đất đai 2024) với kết quả biểu quyết là 87,63%.
Sau khi được tiếp thu, chỉnh lý Luật Đất đai 2024 gồm 16 chương và 260 điều; đã quán triệt đầy đủ và thể chế hóa theo đúng tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, phù hợp với Hiến pháp, đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật.
Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025. Tuy nhiên sẽ quy định hiệu lực sớm đối với Điều 190 và Điều 248 Luật Đất đai 2024 từ ngày 01/4/2024.
Luật sư Hoàng Anh Sơn cho biết, Điều khoản có hiệu lực sớm nhất là liên quan tới vấn đề "lấn biển". Đối với vấn đề "Lấn biển", Luật Đất đai 2013 đề cập tại Điều 9 "Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng đất đầu tư lao động, vật tư tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học, công nghệ vào các việc sau đây: …..2. Khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hóa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất…..;"
Đến Luật Đất đai sửa đổi 2024, khái niệm Lấn biển được chính thức quy định tại Khoản 30 Điều 3, và hoạt động lấn biển quy định tại Điều 190 và các quy định liên quan tại các Điều 65, 69,79, 113, 189.
Điều này nhằm tạo điều kiện khuyến khích, thúc đẩy, phát triển hạ tầng và mở rộng không gian phát triển, thu hút các nhà đầu tư thực hiện các dự án lấn biển.
Việc này sẽ tăng thu ngân sách nhà nước tại thời điểm giao đất, cho thuê đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Điều 248 sửa đổi khoản 2, Điều 14, Luật Lâm nghiệp từ "không chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác, trừ dự án quan trọng quốc gia; dự án phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; dự án cấp thiết khác được Chính phủ phê duyệt", thành "không chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác, trừ các dự án sau đây: dự án quan trọng quốc gia; dự án phục vụ quốc phòng, an ninh; dự án cấp thiết khác theo tiêu chí do Chính phủ quy định".
Điều 20 Luật Lâm nghiệp đang quy định thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng theo 3 cấp, gồm Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh với hạn mức của từng loại rừng cụ thể.
Được sửa đổi thành: "HĐND cấp tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, trừ trường hợp thực hiện dự án thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư, Luật Dầu khí"
Việc sửa đổi về thẩm quyền tại Điều 248 như trên, để thực hiện chủ trương chung là tăng phân cấp, phân quyền cho địa phương và đảm bảo sự đồng bộ với thẩm quyền cho phép chuyển mục đích đất rừng của Luật Đất đai 2024.
Điều 248 còn sửa đổi và bổ sung Điều 53 Luật Lâm nghiệp quy định nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng đặc dụng. Điều này, nhằm phát triển cây dược liệu thành ngành hàng sản xuất hiệu quả, bền vững, cung cấp nguyên liệu cho phát triển ngành y - dược gắn với bảo vệ và phát triển rừng; tạo việc làm và góp phần tăng thu nhập cho người dân, phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm quốc phòng - an ninh.
Trước đó, có ý kiến đề nghị giải thích rõ căn cứ và đánh giá tác động đối với quy định hiệu lực thi hành sớm đối với Điều 190.
Giải trình về nội dung này, Uỷ ban Thường vụ quốc hội (UBTVQT) cho biết, tiếp thu ý kiến ĐBQH và trên cơ sở đề xuất của Chính phủ, dự thảo Luật quy định hiệu lực sớm đối với Điều 190 và Điều 248 dự thảo Luật từ ngày 01/4/2024.
Nghị quyết số 109/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội về "tiếp tục thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn" cũng đã quyết nghị về việc trong năm 2024 ban hành quy định về hoạt động lấn biển.
UBTVQH cũng cho biết, trên cơ sở các quy định có hiệu lực thi hành sớm, đề nghị Chính phủ nghiên cứu kỹ lưỡng, hoàn thiện các quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành tương ứng bảo đảm khả thi, rõ ràng, chặt chẽ, theo đúng quy định của pháp luật, tránh vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện. Nhất là đối với hoạt động lấn biển không chỉ thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai mà còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch, đầu tư, đầu tư công, xây dựng, môi trường, tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và pháp luật khác có liên quan, cần có quy định mang tính đồng bộ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.